Chủthể thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 31 - 34)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ỞVIỆT NAM

2.2.1.Chủthể thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề

Cũng như trong các quan hệpháp luật khác, cá nhân, tổ chức để trở thành chủ thể trong quá trình THPL về BVMT làng nghề thì cần phải có năng lực chủ thể, có nghĩa là có năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật dân sự.

Trong các quan hệpháp luật, các bên chủthểcó những quyền và nghĩa vụnhất định, quyền bên này ứng với nghĩa vụ bên kia và ngược lại. Cũng như trong các quan hệpháp luật khác, cá nhân, tổ chức để trở thành chủ thể trong quá trình THPL về BVMT làng nghề thì cần phải có năng lực chủ thể. Các chủ thể tham gia THPL về BVMT làng nghề bao gồm:

Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước: là chủ thể được Nhà nước giao quyền quản lý và tổ chức THPL về BVMT làng nghề. Có 2 nhóm cơ quan quản lý nhà nước trong THPL về BVMT làng nghề, đó là:

Nhóm thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền, bao gồm Chính phủvà UBND các cấp. Chính phủ thống nhất quản lý về nhà nước THPL về BVMT làng nghề trong phạm vi cả nước. UBND các cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và quản lý việc THPL về BVMT tại làng nghề.

Nhóm thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn trong THPL về BVMT làng nghề gồm có: BộTNMT, Sở TNMT, Phòng TNMT của UBND quận/huyện.

Sự phân cấp quản lý và chức năng của các cơ quan quản lý này trong phát triển và BVMT làng nghề được Chính phủ phân công như sau:

-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn toàn quốc đến năm 2020 (qui định tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006), cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp là Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối.

-Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý các cụm, điểm công nghiệp ở cấp huyện và các doanh nghiệp công nghiệp địa phương (qui định tại Nghị định

189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007), cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp là Cục Công nghiệp địa phương.

-Bộ TNMT chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến BVMT cả nước. Tổng Cục môi trường là cơ quan quản lý, kiểm soát ONMT trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,... trong đó có MTLN (Quyết định 132/2008/QĐ- TTg ngày 30/9/2008).

-Sở TNMT: có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện thực hiện điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm ở làng nghề; xây dựng kế hoạch, giải pháp, xử lý ONMT làng nghề trên địa bàn tỉnh; trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; phối hợp với Sở Tài chính trong việc phân bố và theo dõi, kiểm tra việc sử dụng kinh phí từ sự nghiệp môi trường cho các địa phương làng nghề; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN), Sở Công Thương thực hiện hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải, kỹ thuật áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường; các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng; chủ trì hoặc phối hợp các Sở Y tế, Sở Công Thương, UBND các cấp huyện, thị xã và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, đại diện cộng đồng dân cư tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường, kiểm soát ô nhiễm ởlàng nghề; tổchức thu phí môi trường đối với nước thải, khí thải và CTR phát sinh từcác cơ sở trong làng nghề theo quy định; thẩm định Báo cáo ĐTM, Đề án BVMT chi tiết theo thẩm quyền đối với các cơ sở trong làng nghề; thực hiện quan trắc MTLN; chủ trì và phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn cơ sở thực hiện các quy định pháp luật kiểm soát ô nhiễm ở làng nghề theo thẩm quyền. Giám sát thực hiện công khai thông tin về môi trường ở làng nghề trên địa bàn; Báo cáo Bộ TNMT về hiện trạng hoạt động, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề.

-Phòng TNMT của UBND quận/huyện: là cơ quan chuyên môn chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện. Phòng TNMT tham mưu, giúp UBND quận/huyện thực hiện quản lý nhà nước kiểm soát ô nhiễm tại các làng nghề, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở TNMT.

-Cán bộ quản lý môi trường cấp xã, phường và thị trấn: hiện nay thường là cán bộ địa phương kiêm nghiệm, công việc chính là quản lý đất đai (số lượng công việc rất nhiều, chiếm gần hết thời gian), việc thực hiện trách nhiệm về quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm rất khó khăn.

Thứ hai, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụlàng nghề: là một trong những chủthể trực tiếp tham gia và có vai trò rất quan trọng trong THPL về BVMT làng nghề. Chủthể này có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về đánh giá môi trường như ĐTM, cam kết BVMT hoặc lập đề án BVMT chi tiết, đề xuất BVMT đơn giản theo

quy định của pháp luật hiện hành,... Bên cạnh đó, chủ thể này phải thực hiện tốt các thỏa thuận trong hương ước, quy ước của địa phương. Đối với công tác quản lý chất thải, các cơ sở này phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật về kiểm soát tiếng ồn, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và thực hiện các biện pháp xử lý tại chỗ như thu gom, xử lý toàn bộ lương nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động và khí thải; đảm bảo nước thải, khí thải sau khi được xử lý đạt quy chuẩn xả thải theo quy định của pháp luật hiện hành; phải đảm bảo thực hiện tốt các khâu từthu gom, phân loại, vận chuyển, tập kết CTR đúng nơi quy định. Pháp luật còn quy định các cơ sở này phải có trách nhiệm tiếp cận và vận hành đúng các quy định các hạng mục công trình xử lý chất thải nếu được chọn đầu tư; chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng hơn trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các cơ sở này phải thực hiện di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc chấp hành các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; Trường hợp xảy ra sự cố cháy, nổ, rò rỉ hóa chất, phát tán ô nhiễm thì phải báo cáo ngay cho UBND cấp xã đểchỉ đạo xửlý và khắc phục kịp thời; đóng góp kinh phí xây dựng, vận hành duy tu, bảo dưỡng và cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về BVMT làng nghề; nộp phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đầy đủ và đúng hạn; đối với chất thải nguy hại, cần phân loại, lưu giữ và chuyển cho đơn vị có giấy phép hành nghề theo quy định; nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí BVMT đối với nước thải, khí thải và CTR cũng như các loại phí, lệ phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND cấp xã về tình hình phát sinh và xử lý chất thải của cơ sở mỗi năm một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan quản lý có thẩm quyền,...

Như vậy, pháp luật Việt Nam đã có sự điều chỉnh các quy định về trách nhiệm THPL về BVMT làng nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại làng nghề theo sát với các quy định và thông lệ quốc tế. Tuy chưa thể nói là hoàn chỉnh nhưng đó đã là một bước tiến dài và tiến bộ trong quy định về trách nhiệm THPL về BVMT làng nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ so với thông lệ tốt trên thế giới.

Thứ ba, cộng đồng dân cư sinh sống ở các làng nghề cũng là chủ thể THPL về BVMT làng nghề dù không tham gia sản xuất trong các làng nghề. Các chủ thểnày đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động đánh giá môi trường, cụ thể là: từ khâu lập báo cáo ĐTM, chủ dự án đã phải tổ chức tham vấn ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư. Tiếp đó đến khâu thẩm định và giám sát sau thẩm định ĐTM, pháp luật quy định cộng đồng dân cư có quyền đưa ra ý kiến đồng ý hay không đồng ý đối với cách đặt dự án tại khu vực họ đang sinh sống hay đối với các phương án THPL về BVMT của dự án. Họ có quyền kiểm tra, giám sát và phát hiện những hành vi vi phạm trong quá trình THPL về đánh giá môi trường và các chủ thể khác...

Đặc biệt, liên quan đến hoạt động THPL về BVMT tại các làng nghề, trách nhiệm của tổ chức tự quản về BVMT cũng được quy định một cách rõ ràng, cụ thể. Đây là tổ chức được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm. Trong quá trình THPL về BVMT tại các làng nghề, Tổ chức tự quản về BVMT có trách nhiệm: bố trí lực lượng, phương tiện và thiết bị thu gom, vận chuyển CTR đến các nơi tập kết theo quy định; Thực hiện việc quản lý, vận hành, duy tu, cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về BVMT theo sự phân công của UBND cấp xã; Niêm yết các quy định và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện giữ gìn vệ sinh và BVMT của cơ sở trên địa bàn theo phân công của UBND cấp xã; xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước có nội dung THPL về BVMT làng nghề; tuyên truyền, vận động nhân dân xoá bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường; khi phát hiện các dấu hiệu bất thường về ONMT hoặc sự cố môi trường hoặc các hành vi vi phạm quy định pháp luật về BVMT tại địa bàn được phân công quản lý, thì xử lý đúng thẩm quyền hoặc báo cáo ngay cho UBND cấp xã; báo cáo UBND cấp xã về hiện trạng hoạt động, tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định.

Với những quy định trên đây về trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong THPL về BVMT do các hoạt động của làng nghề gây ra bước đầu đã tạo được những chuyển biến đáng kể trong việc THPL về BVMT làng nghề.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 31 - 34)