Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 113 - 123)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

3.3.2.Nguyên nhân hạn chế

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ỞCÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.3.2.Nguyên nhân hạn chế

3.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất là, quy định pháp luật BVMT làng nghề ở Trung ương chưa hoàn thiện, còn nhiều thiếu sót:

Mặc dù Điều 70 Luật BVMT năm 2014 sửa đổi đã nêu rõ về công tác BVMT làng nghề và chính phủ mới ban hành Nghị Định 19/2015/NĐ-CP [59], tuy nhiên các văn bản này vẫn chưa có những hướng dẫn thực hiện cụ thể các nội dung về BVMT làng nghề, gây lúng túng cho các đơn vị, cá nhân trong quá trình THPL về BVMT làng nghề. Chính vấn đề này gây nên những bất cập,hạn chế trong việc tuân thủ pháp luật vềBVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, đó là hiện tượng tiêu cực, làm ngơtrước pháp luật của một số bộ phận người dân trong làng nghề cũng như cán bộ quản lý môi trường làng nghề. Các văn bản dưới Luật được nêu ở trên mặc dù có đề cập đến vấn đề ONMT làng nghề nhưng chỉ dừng lại ở việc coi ONMT trong SXLN là một vấn đề cần quan tâm chứ chưa có các qui định cụ thể về THPL kiểm soát, hạn chế và xử lý ONMT làng nghề. Nhiều cơ chế, chính sách và các văn bản QPPL hiện hành không phù hợp nếu áp dụng cho SXLN trong cả nước nói chung, ở các tỉnh ĐBSH nói riêng. Cụ thể:

- Nghị định 66/2006/NĐ-CP mới dừng lại ở mức độ coi BVMT là nội dung cần quan tâm trong phát triển ngành nghềnông thôn chứchưa có các quy định cụthể về

việc các làng nghề thì phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, phải có các biện pháp giảm thiểu phát sinh khí thải [41].

- Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật BVMT 2005 (Nghị định 80/2006/NĐ- CP, Nghị định 21/2008/NĐ-CP) được quy định đối với mọi nhóm đối tượng, tuy nhiên đểáp dụng được đối với làng nghề đôi khi không phù hợp. Theo Nghị định 80 và Nghị định 21, mọi đối tượng sản xuất kinh doanh đều phải lập báo cáo ĐTM hoặc cam kết BVMT (đối với các dự án đầu tư mới) và lập đề án BVMT (đối với các cơ sở đang hoạt động) [48, 43]. Tuy nhiên, hầu hết các hộ sản xuất trong làng nghề đều không thực hiện vấn đề này, và trên thực tế nội dung này rất khó có thể áp dụng được với đặc thù làng nghề, do đó việc THPL về BVMT làng nghề trong lĩnh vực này là rất hạn chế, bất cập.

- Nghị định 81/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT [43] nếu như áp dụng đối với đối tượng hoạt động trong làng nghề là không phù hợp. Vì tất cả các hộ sản xuất của làng nghề đều gây ONMT ở mức độ khác nhau, nếu áp dụng đúng qui định của Nghị định thì tất cả các hộ sản xuất đều thuộc đối tượng bị xử phạt. Nếu áp dụng xử phạt thì hầu hết các hoạt động sản xuất nghề tại làng nghề sẽ không thểtiếp tục hoạt động do hộ sản xuất nghề không có đủ khả năng nộp tiền phạt hoặc không có khả năng tự xử lý được môi trường đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra bên ngoài. Mặt khác, mối quan hệ xã hội trong làng nghề theo tính chất dòng họ, tình làng nghĩa xóm nên rất khó để tiến hành xử lý vi phạm và các thủ tục cưỡng chế đối với hộ sản xuất nghề vi phạm.

- Các Nghị định, Thông tư khác về thu phí BVMT đối với nước thải, CTR, áp dụng TCVN về môi trường hay phân loại, đăng ký chủ nguồn thải nguy hại hoặc hướng dẫn các qui định về BVMT rất khó triển khai trong hoạt động SXLN cũng như khuyến khích các hộ sản xuất nghề tự giác thực hiện các qui định về BVMT.

Các quy định, văn bản, chính sách, còn chồng chéo nhau, không phân biệt được cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân về trách nhiệm quản lý MTLN và giữa các đơn vị này chưa có sự thống nhất khi giải quyết vấn đề MTLN; thiếu một cơ quan “đầu mối”. Đây là nguyên nhân dẫn đến cơ chế phối hợp giữa các bộ/ngành và giữa các ngành ở các tỉnh ĐBSH thiếu gắn kết và nhiều bất cập, do đó việc THPL về BVMT làng nghề gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai là, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và các tỉnh đồng bằng sông Hồng còn bất cập, chồng chéo, không rõ ràng:

Các chính sách, quy định, văn bản còn chồng chéo nhau, không phân biệt được cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân về trách nhiệm quản lý MTLN và giữa các đơn vị này chưa có sự thống nhất khi THPL về BVMT làng nghề; thiếu một cơ quan “đầu mối”. Vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý MTLN giữa các

Bộ, ngành và giữa các Bộ, ngành với địa phương còn bất cập, chồng chéo và không rõ ràng.

Thứ ba là, bản chất và đặc thù của SXLN ở các tỉnh ĐBSH:

Làng nghề ở Việt Nam nói chung, ở vùng ĐBSH nói riêng, phát triển có tính tự phát, thiếu định hướng, hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, biến động theo thị trường nên không ổn định về quy mô sản xuất, công suất, loại hình sản phẩm, nguyên liệu sử dụng,… nên tất yếu dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý nói chung và THPL vềBVMT làng nghề nói riêng. Ngoài những LNTT, có giá trị cần được bảo tồn và phát triển, đã xuất hiện sự phát triển hàng loạt cụm “cơ sở công nghiệp nhỏ” ở địa bàn nông thôn, thực chất là một loại “làng nghề” trá hình, lấy danh nghĩa làng nghề đểtrốn tránh các nghĩa vụ đối với xã hội, trốn các loại phí, thuế, lệ phí nói chung và lệ phí bị phạt khi vi phạm THPL Về BVMT làng nghề nói riêng, trốn tránh các chế tài về BVMT.

Thứ tư là, ảnh hưởng của tình hình phát triển kinh tế-xã hội đến ngân sách đầu tư cho BVMT làng nghề :

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn thấp (nhất là các khu vực nông thôn, miền núi) nên việc kêu gọi đầu tư mà chưa chú trọng đúng mức các yêu cầu, qui định về BVMT làng nghề vẫn còn khá phổ biến. Ngoài ra, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến đầu tư cho BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH từ doanh nghiệp và xã hội giảm mà không tăng trong giai đoạn vừa qua, chỉ vừa mới có dấu hiệu được phục hồi trong một vài năm trở lại đây.

3.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất là, các quy định pháp luật của các cơ quan quản lý môi trường làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng còn nhiều thiếu sót:

Hầu hết các làng nghề ở các tỉnh ĐBSH đều có hương ước, qui ước chung của làng, trong đó đều có những khoản mục về BVMT, cho dù những qui định này vẫn ở mức độ đơn giản. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương ở các tỉnh ĐBSH có làng nghề cũng ban hành những qui định riêng về BVMT đối với địa phương nói chung và đối với các hoạt động sản xuất nghề nói riêng. Tuy nhiên, các qui định này thường không được thực thi một cách hiệu quả. Điều này góp phần làm giảm năng lực quản lý của chính quyền địa phương tại các tỉnh ĐBSH cũng như không có tác dụng lớn trong cố gắng giảm thiểu ONMT làng nghề. Hầu hết các làng nghề xây dựng hương ước, qui ước mang tính chất phong trào, năng lực soạn thảo hương ước, qui ước còn hạn chế. Nội dung BVMT của hương ước, qui ước còn rất đơn giản, chủ yếu tập trung vào vấn đề vệ sinh môi trường. Chưa có các qui định rõ ràng đối với các hộ sản xuất nghề trong việc hạn chế gây ONMT. Chính vì thế nội dung của các hương ước, qui ước còn nặng

tính hình thức, dẫn đến các qui định về BVMT làng nghềcòn thiếu thực tiễn, dẫn đến tình trạng bất cập trong THPL về BVMT làng nghề. Rất nhiều làng nghề ở các tỉnh ĐBSH không phổ biến rộng rãi hương ước, qui ước cho người dân làng nghề nói chung và các hộ sản xuất nghề nói riêng. Chính vì vậy tại nhiều làng nghề người dân không nắm được các qui định pháp luật về BVMT làng nghề nêu trong các hương ước, qui ước. Mặt khác, hương ước, qui ước được đề xuất của các làng nghề nên không có tính chất pháp lý, vì thế chưa phải là chế tài pháp lý để hạn chế hành vi gây ONMT của các hộ sản xuất nghề.

Ngoài ra, thủ tục đăng kí kinh doanh chưa thuận lợi, các doanh nghiệp muốn đăng kí kinh doanh phải đi qua hai cấp xã và huyện là nguyên nhân các doanh nghiệp tại làng nghề thường không muốn đăng ký kinh doanh để lẩn tránh quản lý, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụBVMT với nhà nước, gây nên tình trạng tuân thủpháp luật về BVMT làng nghề không nghiêm.

Thứ hai là, thiếu sựquan tâm của các cấp ủy Đảng và vai trò mờ nhạt của chính quyền các tỉnh ĐBSH trong công tác quản lý và THPL về BVMT làng nghề:

Các kết quả điều tra cho thấy chính quyền địa phương (cấp thôn, xã) ở nhiều nơi vùng ĐBSH còn thiếu sự quan tâm đến tình trạng ONMT làng nghề cũng như hạn chế hành vi gây ONMT của các hộ sản xuất nghề. Rõ ràng vấn đề BVMT làng nghề chưa được chính quyền địa phương xem xét như một mục tiêu quan trọng trong công tác quản lý và THPL. Chính vì thế, việc đầu tư thời gian và các nguồn lực THPL về BVMT làng nghề bị xem nhẹ, sự quan tâm trong chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền địa phương về THPL về BVMT làng nghề còn thiếu thường xuyên, kịp thời và “đủ độ”. Trừ một số làng nghềgây ONMT nghiêm trọng, còn hầu hết các làng nghề chưa được có hoặc không thường xuyên có các cán bộ quản lý môi trường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc hỗ trợ các hộ SXLN thực hiện công tác BVMT. Nhiều lý do được nêu ra như lực lượng cán bộ quá mỏng, nhiều làng nghề vấn đề môi trường chưa đến mức bức xúc,…

Ở các tỉnh ĐBSH, vai trò của chính quyền sở tại trong công tác quản lý và THPL vềBVMT làng nghề còn mờ nhạt, thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý môi trường các cấp. Ví dụ, khi xảy ra sự cố môi trường cơ quan quản lý môi trường cần khắc phục nhanh để tránh ảnh hưởng nặng nề tới môi trường, lúc này rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, các nhà khoa học. Trên thực tế, vai trò, vị trí rất quan trọng của chính quyền địa phương các cấp, nhất là cấp xã, Trưởng thôn trong THPL về BVMT làng nghề còn bị mờ nhạt, chưa phát huy và đáp ứng được các yêu cầu của công tác THPL về BVMT làng nghề.

Thứ ba là, nhận thức, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý về môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng còn yếu:

Lực lượng cán bộ làm công tác môi trường các cấp từ Trung ương đến các tỉnh ĐBSH còn quá mỏng về số lượng và hạn chế về chất lượng. Hầu hết các tỉnh ĐBSH thiếu hụt cả về nhân sự, phương tiện và tài chính cho việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về THPL về BVMT đến các hộ sản xuất nghề. Nhận thức của cán bộ địa phương (cấp phường, xã) về THPL về BVMT làng nghề cũng còn rất hạn chế, chính vì thế việc phổ biến kiến thức pháp luật trong lĩnh vực này tới các hộ sản xuất nghề không được thực thi.

Đối với cấp xã, phường và thị trấn ở các tỉnh ĐBSH, là cấp liên quan trực tiếp đến công tác BVMT làng nghề, kiến thức về môi trường là rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của làng nghề. Ở cấp này, không có cán bộchuyên trách về quản lý môi trường, phần lớn cử một cán bộ kiêm nhiệm, thường thì cán bộ địa chính không có chuyên môn về lĩnh vực môi trường kiêm nhiệm thực hiện công tác quản lý môi trường nên còn nhiều bất cập trong việc quán triệt và triển khai các văn bản QPPL vềTHPL về BVMT làng nghề.

Thứ tư là, ý thức về BVMT làng nghề của các cơ sở sản xuất, hộ gia đình làm nghề và nhân dân ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng còn kém:

Nhận thức về ô nhiễm trong sản xuất của các hộ nghề rất hạn chế, nhiều khi mang tính bảo thủ. Đối với các hộ sản xuất nghề nhỏ, họ cho rằng đã sản xuất thì phải gây ô nhiễm, đó là tất yếu của làng nghề. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm họ tự đánh giá là rất ít và không độc hại. Những hộ sản xuất này thường thoái thác trách nhiệm, họ không thừa nhận những hành vi gây ô nhiễm và thường bao biện theo những quan điểm cá nhân. Đó là lý do gây nên tình trạng tuân thủ pháp luật về BVMT làng nghề chưa nghiêm.

Đối với các hộ sản xuất lớn, tuy nhận thức về vấn đề ONMT từ quá trình sản xuất nghề đầy đủ hơn, nhưng trên thực tế, các cơ sở này vẫn thường có hành vi xả thải bừa bãi các chất thải ra môi trường nhằm tránh ô nhiễm trong khu vực sản xuất của cơ sở. Đây là hiện tượng phổ biến đối với các làng nghề tái chế, đặc biệt là xả nước thải có đặc tính ô nhiễm rất cao ra môi trường, là hình thức vi phạm nghiêm trọng việc THPL về BVMT làng nghề.

Trình độ dân trí của chủ cơ sở sản xuất nghề và người lao động còn hạn chế, chưa thực sự hiểu và nắm bắt được chính xác các văn bản QPPL, nặng tính bảo thủ và đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu. Mặt khác, tính cộng đồng của làng nghề ở các địa phương khác nhau thì khác nhau do nhiều yếu tốkhách quan và chủquan, vì thế ở

những nơi người dân có tính cộng đồng thấp và việc THPL về BVMT làng nghề rất khó khăn.

Sự quan tâm của các hộ sản xuất nghề trong cố gắng giảm thiểu ô nhiễm rất hạn chế, thậm chí còn cố tình gây ô nhiễm. Hầu hết các hộ sản xuất chỉ quan tâm đến kết quả sản xuất mà không chú ý đến các hành vi xả thải, cho dù hậu quả của các hành vi này là gây ô ONMT làm việc của chính cơ sở sản xuất, cho cộng đồng dân cư xung quanh và cho các thành phần môi trường chung.

Các hành vi thải trộm chất ô nhiễm, thiếu hợp tác với chính quyền địa phương, không tuân thủ các qui định pháp luật về BVMT làng nghề,… đã cho thấy sự thiếu quan tâm và tham gia của các hộ sản xuất nghề trong công tác THPL về BVMT và tập trung nhiều vào nhóm đối tượng sản xuất nghề nhỏ lẻ. Sự thiếu am hiểu về pháp luật về môi trường và thiếu thông tin tư vấn hầu hết các hộ sản xuất gây ô nhiễm chưa thực hiện các qui định pháp lý về BVMT như ĐTM, lập đề án BVMT, lập bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường,... hay tuân thủ những qui định về xả thải và đảm bảo chất lượng môi trường xung quanh.

Hầu hết các cơ sở sản xuất của làng nghề đầu tư rất ít cho công tác BVMT, có tâm lý ỷ lại, chờ đợi, coi việc xử lý hậu quả ô nhiễm làng nghề là việc của nhà nước do đó chưa dành các nguồn ngân sách định kỳ trong hoạt động sản xuất cho công tác BVMT, chưa đưa vấn đề môi trường vào trong hạch toán sản xuất. Ví dụ, nhiều hộ sản xuất có doanh thu lên tới vài trăm triệu đồng một năm nhưng khi được yêu cầu đóng góp các khoản cho vệ sinh môi trường thì thoái thác trách nhiệm, chây ỳ. Nhiều hộ sản xuất được nhà nước đầu tư các công trình xử lý chất thải, sau khi nhận bàn giao thì không vận hành. Chính vì thế, công tác BVMT bị xem nhẹ trong quá trình sản xuất cũng như mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng theo qui mô sản xuất.

Các làng nghề thường ở các khu vực nông thôn, do đó những mối quan hệ trong cộng đồng dân cư làng nghề thường mang nặng quan điểm tỉnh cảm như quan hệ họ hàng, xóm giềng,… Chính vì vậy mà những người dân này thường bàng quan, né tránh trong việc phản ánh các hành vi gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất nghề, gây khó khăn cho các cơquan quản lý môi trường trong việc phát hiện, kiểm soát và xử lý, khắc phục sự cố môi trường.

Kết quả điều tra cho thấy, chỉ khi các làng nghề bị ô nhiễm nặng nề, người dân mới có những phản ứng sau khi chịu tác động tiêu cực từ ô nhiễm. Tuy nhiên những phản ứng của người dân đôi khi mang tính tiêu cực, thiếu sự xây dựng cũng nhưthiếu nỗ lực trong hợp tác với chính quyền và các cơ sở sản xuất nghề tìm giải pháp giảm

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 113 - 123)