Nhiễm nguồn nước trong môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 62 - 64)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ỞCÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.1.3.1. nhiễm nguồn nước trong môi trường làng nghề

- Các làng nghề CBLTTP: xả ra khối lượng nước thải rất lớn, có nơi lên tới 7.000 m3/ngày, với độ ô nhiễm hữu cơ rất cao, trong đó các làng nghề chếbiến tinh bột có tải lượng các chất ô nhiễm lớn nhất, đặc biệt là COD, BOD5, SS, tổng N, tổng P vượt TCVN hàng chục lần. Nước thải này thường không được xử lý đã xả trực tiếp vào môi trường, kết quảlà chất lượng nước mặt ao, hồ, kênh, ngòi ở các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, một số nơi đang ở mức báo động với BOD5, COD, NH +, Coliform vượt TCVN hàng chục đến hàng trăm lần, như làng nghề chế biến tinh bột Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai (Hà Nội), làng nghề nấu rượu Đại Lâm, Bắc Ninh, bún Phú Đô,... Bên cạnh đó, nước ngầm dưới tầng nông ở một số nơi đã có biểu hiện ô nhiễm, cá biệt có nơi ô nhiễm nghiêm trọng như làng nghề sản xuất tinh bột

Dương Liễu có hàm lượng NH + trong nước dưới đất rất cao (18,48 mg/l), Coliform cao hơn TCVN từ 2-100 lần [19]. Kết quả này cho thấy việc THPL về bảo vệ nguồn nước ở các làng nghề CBLTTP vùng ĐBSH còn nhiều bất cập.

- Các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: có nhu cầu hóa chất rất lớn nên thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải thường chứa chất bẩn, dầu, sáp, hợp chất chứa nitơ, pectin, các hoá chất sử dụng trong quy trình xử lý vải như hồ tinh bột, NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3, các loại thuốc nhuộm, chất tẩy giặt. Tuy nhiên, do các làng nghề chưa tuân thủ nghiêm pháp luật về bảo vệ nguồn nước, đa phần nước thải chưa được xử lý đã xả thẳng ra môi trường, do đó nước mặt ở các làng nghề này bị ô nhiễm nặng: COD vượt TCVN 2-3 lần; BOD5 vượt 1,5 - 2,5 lần; SS vượt trên 3 lần,

4

thậm chí tại làng nghề Ươm tơ Cổ Chất - Nam Định vượt qua tiêu chuẩn 7,6 lần. Hàm lượng Coliform trong nước mặt ở một số làng nghề khá cao, chứng tỏ bên cạnh nước thải sản xuất, nước mặt đã bị nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt. Các làng nghề ô nhiễm điển hình là: dệt Hòa Xá, dệt Vạn Phúc, dệt Thanh Thần, làng nghề thêu xã Thắng Lợi, dệt nhuộm Phùng Xá (Hà Nội); các làng nghề dệt nhuộm Hồi Quan và Tiêu Long, làng nghề tơ tằm Vọng Nguyệt (Bắc Ninh),... [19, 38]

- Làng nghề gia công cơ khí: có nguồn nước thải bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng và đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng như Fe, Cr, Zn, với hàm lượng thường xuyên cao gấp nhiều lần TCCP. Đáng chú ý trong số này có các làng nghề ở ngoại thành Hà Nội như rèn Đa Sĩ, cơ khí Phùng Xá, luyện kim Phú Thư [25].

- Làng nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc: có nước thải thường chứa một lượng lớn chất hữu cơ và Nitơ và phần còn lại của các chất tẩy rửa, được tạo ra trong suốt quá trình giết mổ, cả khâu vệ sinh và rửa. Nước thải ra từ trang trại chăn nuôi do làm vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, nước tắm rửa cho gia súc hàng ngày, nước tiểu do gia súc bài tiết ra môi trường, với thành phần biến động rất lớn, phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi, phương pháp vệ sinh, kiểu chuồng trại và chất lượng nước vệ sinh chuồng trại... Chất thải lỏng trong chăn nuôi cả vùng ĐBSH ước tính khoảng vài chục nghìn tỷ m3/năm [19].

- Làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren: có lượng nước thải không lớn nhưng chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao. Nước thải từquá trình nhuộm và nhúng bóng sản phẩm mây tre đan chứa nhiều dung môi, dầu bóng, polyme hữu cơ, dư lượng các hóa chất nhuộm,... Hàm lượng COD và BOD5 trong nước thải của các làng nghề này thường vượt TCVN 2-8,5 lần. Điển hình là làng nghề sơn mài Hạ Thái (Hà Nội); các làng nghề thủ công mỹ nghệ: Bát Tràng, Tiền Phong, Thôn Ngọ, Đồng Vinh; các làng nghề mây tre đan, chế biến gỗ: Vạn Điểm, Dư Dụ, Phú Hữu, Thụy Hà, Liên Hà của Hà Nội. Nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm như vậy nhưng các hộ sản xuất chưa tuân thủ pháp luật về BVMT, nước thải không được xử lý triệt để nên đã và đang gây ô nhiễm nước mặt sông, hồ xung quanh. Đặc biệt, đối với các làng nghề mây tre đan (như Phú Túc, Hà Nội), chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), sơn mài Hạ Thái (Hà Nội),... nước mặt ở đây có hàm lượng COD, BOD5, NH4+, Coliform, độ màu đều ở mức cao, vượt TCVN.

- Làng nghề tái chế chất thải phế liệu: các làng tái chế kim loại có lượng nước thải không lớn, nhưng lại chứa nhiều kim loại nặng (Zn, Fe, Cr, Ni, Hg, Pb...) và dầu mỡ công nghiệp. Nước thải tại làng nghề Đa Hội và Trịnh Xá (Châu Khê, Bắc Ninh) có nhiều thành phần nguy hại gây ONMT nghiêm trọng: nồng độ Fe vượt TCCP đến 93 lần; nồng độZn vượt TCCP 4,7 lần,… Các thông sốkhác nhưCOD, BOD, SS, độ

màu và một số kim loại nặng khác đều vượt quá TCCP. Các làng nghề tái chế giấythì nước thải chứa nhiều hóa chất như xút, nước giaven, phèn, nhựa thông, phẩm màu, xơ sợi, bột giấy,... lượng cặn có thể lên tới 300 - 600 mg/l. Điển hình như làng nghề tái chế giấy Minh Khai, Hà Nội, hàng năm thải ra khoảng 455.000 m3 nước thải có thành phần rất phức tạp, chứa nhiều loại hợp chất vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh. Tại điểm tiếp nhận nguồn nước thải (sông Ngũ Huyện Khê), độ màu vượt TCCP 3,3 đến 4,22 lần; SS vượt TCCP từ 1,4 đến 1,6 lần tại thời điểm phân tích [25].

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w