Nhiễm đất đai và tài nguyên đất trong môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 67 - 68)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

3.1.3.4.nhiễm đất đai và tài nguyên đất trong môi trường làng nghề

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ỞCÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.1.3.4.nhiễm đất đai và tài nguyên đất trong môi trường làng nghề

Do nước thải, khí thải ở các làng nghề ĐBSH bị ô nhiễm nghiêm trọng, CTR chưa được thu gom và xử lý triệt để, đặc biệt là chất thải nguy hại, đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến môi trường đất ở các làng nghề bởi vì sau khi thấm vào trong đất, chất ô nhiễm sẽ ở lại và lưu tồn trong đất, gây thoái hóa đất. Đáng chú ý là ở các làng nghề tái chế kim loại, nước thải chứa các kim loại nặng độc hại như: Cd, As, Cr, Cu, Zn, Ni, Pb và Hg đã làm cho một diện tích đáng kể đất nông nghiệp ở các làng nghề bị ô nhiễm kim loại nặng. Các chất khí độc hại trong không khí như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ... kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm chua đất. Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng gây ra ô nhiễm đất, ví dụ như ở gần các xưởng nghề luyện kim, vì trong khí thải có chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng... nên vùng đất xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất này. Trong CTR có chứa nhiều hàm lượng các nguyên tố độc khác nhau, các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng, các chất hữu cơ thối rữa và thuốc nông nghiệp còn lưu lại,... Những CTR này do được vứt bừa bãi, sẽ ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông ngòi, ao hồ và nguồn nước ngầm, nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng.

Điển hình như làng nghề Đa Hội (Bắc Ninh), hiện nay, tình trạng ô nhiễm đất đang có chiều hướng gia tăng do đất tiếp nhận nước thải và CTR tại các làng nghề không được thu gom và xử lý. Từ kết quả phân tích cho thấy: độ pH đất ở khu vực dân cư sinh sống (đất ruộng) và ở khu vực sản xuất đều có tính chua nhẹ, chứa một hàm lượng không nhỏ các kim loại Zn, Pb, Cu. Tại làng nghề đúc nhôm chì Văn Môn, đất ở khu dân cư và khu vực phía bờ sông đều có tính axit và tích tụ các kim loại Zn, Pb, Cu. Ở làng nghề tái chế giấy Phong Khê, hiện tại chất lượng đất đang có dấu hiệu ô nhiễm. Nước thải cùng với rác thải chất đống tại các thửa ruộng đã làm mất khả năng canh tác, nhiều thửa ruộng gần các cơ sở sản xuất xuất hiện tượng lúa non chết hàng loạt. Nguyên nhân chính vẫn là nước thải bị ô nhiễm ngấm vào đất đã làm giảm độ xốp của đất, ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp, dinh dưỡng của cây [25].

Làng nghề gỗ Đồng Kỵ, đất tại vị trí có thải bỏ chất thải từ hoạt động sản xuất (như bờ mương, cống thải chung) đều có các giá trị tổng N, tổng P, mùn tổng số thấp hơn khu vực không chịu tác động của hoạt động sản xuất (đình làng, đường làng), điều đó cho thấy hoạt động sản xuất có tác động đến chất lượng đất tại Đồng Kỵ. Một số nơi ở làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, làng nghề đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) đất bị ô nhiễm các kim loại nặng như đồng, chì, thủy ngân, vượt mức TCCP [25].

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 67 - 68)