CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ỞVIỆT NAM
2.1.3. Khái niệm thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, trách nhiệm THPL mang tính nguyên tắc do Hiến pháp quy định: ‘Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN’ các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũtrang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp ở tập thể và của công dân đều bị xửlý theo pháp luật [94].
Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi Nhà nước phải ban hành pháp luật. Nếu pháp luật được ban hành nhiều nhưng ít đi vào cuộc sống, hiệu quả điều chỉnh của các QPPL không cao, chứng tỏquản lý Nhà nước kém hiệu quả. Do đó, xây dựng và THPL là đòi hỏi khách quan của quản lý Nhà nước, tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Thực hiện pháp luật là hành vi của con người được tiến hành phù hợp với yêu cầu của các QPPL. Khoa học pháp lý gọi đó là những hành vi hợp pháp. THPL là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật.
Để BVMT trước nguy cơ suy thoái và ô nhiễm đang diễn ra dưới tác động của con người và thiên nhiên, để phục vụ cho nhu cầu của con người và tốc độ phát triển của các làng nghề, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản QPPL về BVMT, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động BVMT. Tuy nhiên, để những quy định pháp luật về BVMT đi vào cuộc sống và trở thành hành vi xử sự hợp pháp của các chủ thể pháp luật về BVMT ở các làng nghề phát huy tác dụng của nó trong thực tiễn, Nhà nước phải giữ vai trò cốt yếu trong việc thực hiện và tổ chức THPL vềBVMT ởcác làng nghề, nhằm hạn chế tối đa sựgây ONMT do chất thải trong quá trình sản xuất, đồng thời khuyến khích tạo điều kiện để các cơ sở, hộ gia đình sản xuất nghề đầu tư cơ sở hạ tầng, tham gia THPL về BVMT ở các làng nghề.
Từ lý giải trên, tác giả luận án đưa ra khái niệm THPL về BVMT làng nghề: là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về BVMT ở các làng nghề đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật về BVMT, nhằm phát huy tích cực, chủ động trong THPL về BVMT ở các làng nghề, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về BVMT đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành và bảo đảm sự PTBV.
Nhà nước ta là nhà nước XHCN, do đó THPL về BVMT làng nghề đồng thời phải dựa trên cơ sở giáo dục thuyết phục. THPL bằng phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật là để mọi tổ chức, mọi người dân nâng cao ý thức pháp luật, tự giác tuân thủ chấp hành pháp luật, làm những điều pháp luật cho phép. Đối với các trường hợp vi phạm, các biện pháp tổ chức, hành chính, kinh tế sẽ được áp dụng, tùy theo mức độ vi phạm. Pháp luật nào cũng có tính cưỡng chế thi hành, vì vậy cưỡng chế thi hành pháp luật BVMT làng nghề là cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta không tuyệt đối hóa các biện pháp cưỡng chế THPL về BVMT làng nghề. Mục đích cưỡng chế không nhằm trừng trị, trấn áp về thể xác, tinh thần mà nhằm phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật có tổ chức. Cùng với việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế, Nhà nước cố gắng thể hiện trong pháp luật BVMT làng nghề những tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân, làm cho pháp luật BVMT làng nghề có tính thuyết phục, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật BVMT làng nghề để mỗi người dân nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của pháp luật BVMT làng nghề và thực hiện nghiêm chỉnh nó.
Thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề chính là thực hiện BVMT ởcác làng nghề nên có những đặc điểm khác với THPL trong các lĩnh vực khác. Nghiên cứu THPL về BVMT làng nghề là THPL về một lĩnh vực cụ thểliên quan đến nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội, kỹ thuật và công nghệ. Vì vậy, ngoài những đặc điểm THPL nói chung, còn có những đặc điểm riêng biệt, khác với THPL trong các lĩnh vực khác ở cả chủ thể, phạm vi, nội dung và hình thức thực hiện. Những đặc điểm riêng của THPL về BVMT làng nghề được tác giả luận án tách riêng thành một mục và lần lượt được trình bày ngay sau đây.