Nội dung thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 34 - 35)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ỞVIỆT NAM

2.2.2.Nội dung thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường làng nghề

Cùng với sự phát triển của làng nghề thì ONMT do làng nghề gây ra cũng ngày càng tăng, vấn đềBVMT làng nghềngày càng mang tính cấp bách, vì vậy mà BVMT làng nghề được đề cập ở nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước như Nghị Quyết 41- NQ/TW năm 2004 của bộ chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước [7], Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010, chương trình nghị sự 21 của Việt Nam...; hoặc trong các văn bản QPPL như Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và hàng loạt văn bản dưới luật đã ban hành như Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT của Bộ TNMT [22]. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy THPL về BVMT ở các làng nghề vùng ĐBSH bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất: Thực hiện pháp luật về bảo vệ nguồn nước trong môi trường làng nghề: như trên phân tích, do lịch sử phát triển, các làng nghề thường tập trung gần các con sông, do đó các chất thải của quá trình sản xuất làng nghề nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước trong các làng nghề. Do đó, các hành vi thải các chất độc hại, chất phóng xạ, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật vào nguồn nước bị nghiêm cấm. Đây là nội dung mà các cơ sở tham gia sản xuất ở các làng nghề phải tuân thủ khi THPL về bảo vệ nguồn nước trong môi trường làng nghề.

- Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch: nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng, bảo vệ để điều hòa nguồn nước. Các ao, hồ, kênh, mương, rạch phải được quy hoạch để cải tạo, bảo vệ. Các tổ chức, cá nhân sản xuất làng nghề không được lấn chiếm, xây dựng trái phép các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập kế hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ONMT, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 34 - 35)