Tăng cường sự hợp tác quốc tế trong việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề của Việt Nam nói chung và của các tỉnh đồng

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 134 - 135)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

4.2.1.3. Tăng cường sự hợp tác quốc tế trong việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề của Việt Nam nói chung và của các tỉnh đồng

môi trường làng nghề của Việt Nam nói chung và của các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói riêng

Vấn đề BVMT là vấn đề có tính liên ngành, liên vùng và liên quốc gia. Sự nghiệp BVMT làng nghề của Việt Nam nói chung, của các tỉnh ĐBSH nói riêng do đó cũng không thể tách rời sự nghiệp BVMT của khu vực và thế giới.

Trên thực tế, Việt Nam đã tham gia ký kết các Công ước quốc tế về BVMT, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế theo nhiều hình thức như hợp tác đa phương, hợp tác song phương, hợp tác khu vực và hợp tác toàn cầu với Chính phủ các nước như Thụy Điển, Canada, Ôxtrâylia, Đan Mạch, Hà Lan, Nhật Bản, Pháp v.v… nhằm thực hiện các cam kết giữa Chính phủViệt Nam và các bên hữu quan, tranh thủ sựtrợgiúp về tài chính cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực BVMT. Quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nước trong khu vực cũng bước sang giai đoạn mới, được tăng cường và mở rộng hơn. Hiện nay, Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức cấp cao về môi trường của ASEAN. Quan hệ hợp tác của Việt Nam với các tổ chức quốc tế như UNEP, UNIDO, UNDP, UNICEF,WWF, IUCN, WB, ADB, GEF v.v… ngày càng

phát triển và có ý nghĩa quan trọng đối với sựnghiệp BVMT tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực THPL về BVMT làng nghềnói riêng, sự hợp tác quốc tế và hội nhập khu vực vẫn chưa được các cấp, các ngành quan tâm. Đây là một điều rất đáng tiếc bởi kinh nghiệm THPL về BVMT làng nghề ở các nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc,… là rất hữu ích cho Việt Nam nói chung, các làng nghề ĐBSH nói riêng. Ngoài ra, sự hợp tác và hội nhập cũng giúp Việt Nam tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước trong khu vực và trên thếgiới về tài chính, khoa học và công nghệ. Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh sự hợp tác, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực BVMT làng nghề trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế đã ký kết tham gia và quy định các biện pháp hạn chế các tác động tiêu cực từ mặt trái của toàn cầu hóa. Ưu tiên mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong việc THPL về BVMT làng nghề dưới hình thức thiết lập các chương trình, dự án đa phương và song phương. Tuy nhiên, để thúc đẩy hội nhập, đặc biệt trong bối cảnh MTLN nổi lên như những yếu tố hết sức quan trọng, chúng ta cần có cơ chế để các doanh nghiệp, hộ gia đình tiếp cận được các chính sách cũng như các yêu cầu trong việc THPL về MTLN của Việt Nam, thúc đẩy việc áp dụng hệ thống mô hình quản lý MTLN trên thếgiới và các mô hình quản lý môi trường hỗ trợ hội nhập kinh tế quốc tế khác.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w