Tăng cường sựlãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sựquản lý của Nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 140 - 143)

- Bảo vệmôi trường nguồn nước ngầm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò

4.2.2.2.Tăng cường sựlãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sựquản lý của Nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆMÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

4.2.2.2.Tăng cường sựlãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sựquản lý của Nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề

ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội là một nguyên tắc hiến định, vì vậy kiện toàn bộ máy và tăng cường sựlãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH là một trong những giải pháp quan trọng, đặc biệt nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH.

Theo nguyên tắc quản lý theo vùng lãnh thổ, các hiện tượng xâm hại đến MTLN đều phải chịu sự quản lý của một cấp chính quyền địa phương hay cơ sởnào đó, và trước hết chịu sự quản lý của các cấp chính quyền cơ sở. Cấp cơ sở là nơi có đủ khả năng xử lý trực tiếp và kịp thời nhất các hành vi vi phạm trong việc THPL về BVMT làng nghề. Về mặt không gian và thời gian, chính quyền cấp cơ sở ở các tỉnh ĐBSH là nơi gần và sát với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân làng nghề, có đủ khả năng nắm bắt kịp thời các thông tin về vi phạm và BVMT làng nghề. Từ đó, các cấp cơ sở ở các tỉnh ĐBSH có khả năng đưa ra những biện pháp ban đầu hữu hiệu có tác dụng ngăn chặn kịp thời, tránh được những hậu quả tiêu cực lớn do để vi phạm kéo dài. Do đó, cần nhanh chóng hoàn thiện và tăng cường hệ thống cơ quan quản lý trong việc THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, cụ thể:

Một là, xây dựng và phát triển hệ thống quản lý môi trường từ tỉnh, thành phố đến quận, huyện, phường, xã; chú trọng phân công, phân cấp rõ ràng cho các sở, ban ngành liên quan và địa phương, đảm bảo không chồng chéo nhiệm vụ của nhiều cấp, nhiều ngành, đơn vị trong quản lý MTLN.

Hai là, chú trọng kiện toàn bộ máy và thành lập các bộphận thanh tra trong việc THPL về BVMT làng nghề ở các cấp như: Thanh tra tỉnh/thành nên có Phòng thanh tra môi trường trong đó có MTLN; thanh tra quận/huyện có tổ thanh tra môi trường trong đó có MTLN; cấp phường/xã có cán bộ chuyên trách về môi trường trong đó có MTLN. Hoàn thiện cơ chế tổ chức điều tra, thanh tra đối với công tác BVMT làng nghề theo tinh thần là đề cao tính sáng tạo của các cấp, các ngành phù hợp với tình hình, điều kiện, đặc điểm và yêu cầu của từng ngành, từng địa phương, khắc phục tình trạng rập khuôn máy móc, lấy mô hình của địa phương này để yêu cầu các địa phương khác thực hiện. Hệ thống thanh tra về môi trường có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, được quyền xử lý những vi phạm về THPL về BVMT làng nghề. Để điều hành tổng thể và phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong việc THPL về BVMT làng nghề các tỉnh ĐBSH nên:

* Ở cấp tỉnh/thành: Thành lập Ban BVMT, trong đó có MTLN. Chức năng, nhiệm vụ của Ban là thực hiện công tác BVMT, trong đó có MTLN; quy hoạch, kế

hoạch, sử dụng tài nguyên, khoáng sản, kế hoạch, biện pháp chống ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về MTLN thuộc địa bàn tỉnh, hoàn thiện hệ thống văn bản về MTLN thuộc thẩm quyền của tỉnh. Tổ chức Ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch làm Trưởng ban, Giám đốc Sở TNMT làm Phó Ban Thường trực, các thành viên gồm lãnh đạo các ngành có liên quan: Sở KHCN, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Văn phòng Ủy ban tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể.

* Cấp quận, huyện của các tỉnh ĐBSH: Thành lập Ban BVMT, trong đó có MTLN. Chức năng, nhiệm vụ là thực hiện công tác BVMT trong đó có MTLN, kiểm tra xử lý các vi phạm về ONMT trong đó có MTLN theo thẩm quyền của huyện. Thành phần: do Chủ tịch hoặc 1 Phó Chủ tịch huyện làm Trưởng ban, các thành viên là lãnh đạo các Phòng, Ban trực thuộc huyện, Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Lãnh đạo mặt trận và các đoàn thể.

* Cấp xã, phường của các tỉnh ĐBSH: Thành lập Tổ BVMT. Chức năng, nhiệm vụ là thực hiện công tác BVMT trong đó có MTLN, kiểm tra vận động nhân dân thực hiện tốt vệ sinh MTLN trên địa bàn xã, phường, xử lý các vi phạm MTLN thuộc thẩm quyền được giao. Thành phần: do một Phó Chủ tịch UBND xã, phường làm tổ trưởng, một số cán bộ giúp việc của xã, phường, các tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc,...) và lực lượng công an xã được giao thêm nhiệm vụ BVMT làng nghề.

* Thôn bản, tổ dân phố của các tỉnh ĐBSH: Tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, trưởng bản, công tác mặt trận là cộng tác viên thực hiện việc tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra công tác BVMT làng nghề của các hộ gia đình trong phạm vi thôn bản, tổ dân phố. Là lực lượng xung kích nòng cốt tổ chức thực hiện việc BVMT làng nghề tại thôn bản, tổ dân phố.

* Thành lập các đội tình nguyện viên về THPL về BVMT làng nghề gồm các cá nhân tự nguyện cùng với dân trên địa phương thực hiện vệ sinh môi trường, làm sạch đẹp thôn, bản.

* Mỗi hộ gia đình chịu trách nhiệm THPL về BVMT làng nghề tại nơi ở, nơi sinh hoạt, nơi tăng gia sản xuất của mình.

* Các đơn vị sản xuất kinh doanh: Thủ trưởng đơn vịchịu trách nhiệm chính về THPL về BVMT làng nghề, chịu sự giám sát, kiểm tra của chính quyền các cấp theo phân cấp cụthể (Luật BVMT 2014).

Ba là, việc kiện toàn bộ máy quản lý môi trường cần theo hướng bổ sung về số lượng và quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ; đẩy mạnh cải cách hành chính,

ứng dụng các thành tựu KHCN trong công tác quản lý, đặc biệt là công nghệ thông tin. Trong xu thế cải cách hành chính hiện nay, vừa phải giảm biên chế mạnh, tinh giảm bộ máy nhưng vừa phải tăng hiệu suất công việc là yêu cầu rất quan trọng. Do đó, song song với việc kiện toàn bộ máy ngành dọc từ cấp Trung ương tới cơ sở, thiết nghĩ cũng nên xây dựng quy chế THPL về BVMT làng nghề ở các cấp này.

Bên cạnh việc kiện toàn bộ máy quản lý về MTLN, việc tăng cường quyền lực thực sự cho các cấp cơ sở ở các tỉnh ĐBSH trong việc kiểm soát và thực thi pháp luật vềBVMT làng nghề cũng thực sự cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải lựa chọn các hình thức cụ thể để tăng cường quyền lực ấy. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở các tỉnh ĐBSH cần được thể hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, các cấp ủy Đảng ở các tỉnh ĐBSH cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ các quan điểm chỉ đạo về THPL về BVMT làng nghề để có những giải pháp cụ thể đối với THPL về BVMT làng nghề. Đặt hoạt động THPL vềBVMT làng nghề đúng vị trí, vai trò của nó, là nguồn lực quan trọng trong phát triển KT-XH hiện nay, để từ đó có những chủ trương, chính sách đúng đắn, đồng bộ, tạo điều kiện để THPL về BVMT làng nghề phát triển đúng hướng.

Thứ hai, các cấp ủy Đảng ở các tỉnh ĐBSH trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác THPL về BVMT làng nghề, bằng việc đề ra các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH và các chính sách về BVMT làng nghề ở địa phương và phải xem xét đến tính phù hợp với THPL về BVMT làng nghề. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra sát sao việc thực hiện các chính sách pháp luật về BVMT làng nghề, kịp thời cụthể hóa bằng việc ban hành các văn bản chỉ đạo việc THPL về BVMT làng nghề. Từ đó có sự chỉ đạo và xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH; Các cấp ủy, đảng viên vừa sâu sát lãnh đạo vừa là tấm gương sáng THPL về BVMT làng nghề.

Thứba,thường xuyên sơ kết các Nghịquyết của Đảng và các văn bản QPPL của nhà nước và các văn bản khác của các cấp ủy Đảng, của chính quyền địa phương để kịp thời phát hiện những sơ hở thiếu sót, từ đó có sự chỉ đạo đảm bảo tính thống nhất trong THPL vềBVMT làng nghề ở nước ta.

Thứ tư, tăng cường sựquản lý của nhà nước đối với THPL về BVMT làng nghề. Trước hết cần rà soát các quy định nằm rải rác trong các văn bản QPPL khác nhau về BVMT làng nghề, từ đó đểkiến nghịChính phủ, các Bộngành sửa đổi, bổsung Nghị định, Thông tư về BVMT làng nghề. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể như quy chếBVMT làng nghề, các quyết định, chỉthị, công văn hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhởphù hợp đặc điểm và điều kiện từng địa phương làm cơ sởcho việc THPL về BVMT làng nghề.

Thứ năm, tăng cường năng lực các phòng tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước về BVMT làng nghề, bố trí biên chế chuyên trách quản lý nhà nước về BVMT làng nghề, lựa chọn những cán bộ có đầy đủ phẩm chất, năng lực có trình độ phù hợp trong quản lý nhà nước về BVMT làng nghề.

Thứ sáu, chỉ đạo xử lý kiên quyết, dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình THPL về BVMT làng nghề, đặc biệt là những vi phạm của những cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan thực thi pháp luật, quản lý nhà nước nhằm tác động tích cực đến việc hình thành ý thức và tự giác của cán bộvà nhân dân trong THPL về BVMT làng nghề.

4.2.2.3. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý về bảo vệ môi trường làng nghề ởcác

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tran Dien _nop QD (Trang 140 - 143)