Quan niệm về thị trường lao động của một số nhà nghiờn cứu nước ngoài
Nghiờn cứu lý luận kinh tế thị trường của chủ nghĩa Mỏc - Lờnin, trong đú học thuyết HHSLĐ đó luận giải về thuật ngữ "Thị trường sức lao động" để phõn tớch, làm rừ bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng khi nghiờn cứu toàn bộ quỏ trỡnh sản xuất và lưu thụng hàng hoỏ tư bản chủ nghĩa, C.Mỏc dựng
"Thị trường lao động","Tại sao người lao động tự do ấy đứng đối diện với người chủ tiền trong lĩnh vực lưu thụng, vấn đề ấy khụng làm bận tõm người chủ tiền là người đó tỡm thấy thị trường lao động với tư cỏch là một chi nhỏnh đặc biệt của thị trường hàng hoỏ " [40, tr.253]. Như vậy, thị trường lao động là cỏch gọi khỏc, nhưng thực chất là TTSLĐ, nơi diễn ra quỏ trỡnh trao đổi, mua bỏn SLĐ, giữa người bỏn SLĐ và người mua SLĐ, trờn cơ sở thoả thuận cỏc mối quan hệ lao động, thụng qua một hợp đồng lao động.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (viết tắt là ILO) cho rằng: "Thị trường lao động là thị trường trong đú cú cỏc dịch vụ lao động được mua bỏn và thụng qua quỏ trỡnh để xỏc định mức độ cú việc làm của lao động, cũng như mức độ của tiền cụng" [77]. Quan điểm này đó đề cao mức độ, khả năng lao động nhiều hay ớt, cường độ lao động cao hay thấp, để từ đú làm cơ sở xỏc định mức tiền cụng của người lao động.
Theo Leo Maglen (chuyờn gia tư vấn của Dự ỏn Giỏo dục kỹ thuật dạy nghề của Tổng Cục dạy nghề do Ngõn hàng phỏt triển Chấu Á-ADB tài trợ) cho rằng:
"Thị trường lao động là một hệ thống trao đổi giữa những người cú việc làm hoặc những người đang tỡm việc làm (cung lao động) với những người đang sử dụng lao động hoặc đang tỡm kiếm lao động để sử dụng (cầu lao động)" [75, tr.12].
Quan niệm này đề cập nhiều đến vấn đề liờn quan đến lĩnh vực thuờ mướn lao động, trong đú nhu cầu của những người đang cú việc làm nhưng mong muốn cú việc làm mới với mức thu nhập cao hơn, điều kiện làm việc, mụi trường cạnh tranh tốt hơn. Bờn cạnh đú, những người chưa cú việc và mong muốn tỡm được việc làm, mặt khỏc người sử dụng lao động cú nhu cầu tuyển dụng những lao động đỏp ứng đầy đủ điều kiện đặt ra.
Hai nhà khoa học Mỹ là Ronald Erenbegt và Robert Smith cho rằng: "Thị trường mà đảm bảo việc làm cho người lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thỡ được gọi là thị trường lao động... Thị trường là một cơ chế mà với sự trợ giỳp của nú hệ số giữa người lao động và số lượng chỗ làm việc được điều tiết" [52, tr.32,37]. Định nghĩa này nhấn mạnh đến vấn đề giải quyết việc làm, cung về lao động thụng qua cơ chế hỗ trợ, điều tiết, kết hợp nhiều lĩnh vực để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
Theo K.I.Mikylskovo cho rằng: "Thị trường lao động được hiểu như một hệ thống quan hệ xó hội, những định mức và thể chế xó hội (trong đú cú cả phỏp luật), đảm bảo cho việc tỏi sản xuất, trao đổi và sử dụng lao động" [42, tr.13]. Quan niệm này nhấn mạnh yếu tố thể chế xó hội của TTLĐ, đảm bảo cho quỏ trỡnh lao động và tỏi sản xuất SLĐ được diễn ra thường xuyờn, liờn tục.
Theo Kostin Leonit Alecxeevich cho rằng: "Thị trường lao động đú là một cơ chế hoạt động tương hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong một khụng gian kinh tế xỏc định, thể hiện những quan hệ kinh tế và phỏp lý giữa họ
với nhau" [34, tr.18]. Định nghĩa này nhấn mạnh cơ chế hoạt động giữa người mua
và người bỏn SLĐ, thể hiện mối quan hệ kinh tế gắn bú chặt chẽ, từ đú đó mang lại lợi ớch kinh tế - xó hội, trờn cơ sở phỏp lý quy định.
Quan niệm về thị trường lao động của một số cụng trỡnh khoa học nghiờn cứu trong nước
Theo Đại từ điển kinh tế thị trường định nghĩa: "Thị trường lao động là nơi mua bỏn sức lao động diễn ra giữa người lao động (cung lao động) và người sử
dụng lao động (cầu lao động)" [91]. Định nghĩa này cũng tương đồng với quan
niệm của Tiến sĩ Leo Maglen, theo đú đó nhấn mạnh, khẳng định hàng hoỏ được trao đổi trờn TTLĐ là sức lao động.
Theo Trần Xuõn Cầu cho rằng: "Thị trường lao động là tập hợp cỏc hoạt động nhằm trao đổi, mua bỏn hàng hoỏ sức lao động giữa người sử dụng sức lao động và người lao động; thụng qua đú, giỏ cả, điều kiện và cỏc quan hệ hợp đồng
lao động được xỏc định" [7, tr.131]. Quan niệm này, nhỡn chungđó nhấn mạnh vai
trũ của cung và cầu lao động tỏc động lẫn nhau, trao đổi, mua bỏn SLĐ trờn nguyờn tắc ngang giỏ, thụng qua hợp đồng lao động là cơ sở phỏp lý để hai bờn phải cú nghĩa vụ thực hiện.
Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng: "Thị trường lao động biểu hiện mối quan hệ giữa một bờn là người cú sức lao động và bờn kia là người sử dụng sức lao động, nhằm xỏc định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi và mức
phự lao tương ứng" [29, tr.17]. Quan niệm này, tỏc giả nhấn mạnh chủ thể tham gia
TTLĐ, bờn cung SLĐ là người lao động và bờn cầu SLĐ là người sử dụng SLĐ, thụng qua cơ chế thị trường thực hiện cỏc nội dung thoả thuận bằng miệng hay bản hợp đồng lao động quy định.
Theo quan niệm của Nguyễn Tiệp:
Thị trường lao động là nơi mà người cú nhu cầu tỡm việc làm và người cú nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bỏn dịch vụ lao động thụng qua cỏc hỡnh thức xỏc định giỏ cả (tiền cụng, tiền lương) và cỏc điều kiện thoả thuận khỏc (thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xó hội... ) trờn cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thụng qua cỏc dạng hợp đồng hay thoả thuận khỏc [75, tr.14].
Đõy là một quan niệm tương đối toàn diện, xỏc định điều kiện hỡnh thành TTLĐ là cầu về lao động gặp cung về lao động để trao đổi về dịch vụ lao động, thống nhất giỏ cả SLĐ.
Theo quan niệm của Nguyễn Văn Phỳc:
Thị trường sức lao động (nghĩa rộng) là nơi cung và cầu lao động tỏc động qua lại với nhau, hay là nơi mua bỏn sức lao động diễn ra giữa người lao động (cung sức lao động) và người sử dụng lao động (cầu sức lao động); Thị trường sức lao động (nghĩa hẹp) là chỉ giới hạn trong khu vực cú quan hệ lao động (thuờ mướn lao động và làm cụng ăn lương) được hiểu là nơi diễn ra sự trao đổi theo nguyờn tắc hoà thuận về cỏc quan hệ lao động, việc làm, tiền cụng và cỏc điều kiện làm việc khỏc giữa người lao động và người sử dụng lao động bỡnh đẳng hỡnh thức hợp đồng lao động [48, tr.18].
Nguyễn Văn Dũng cho rằng:
Thị trường sức lao động (hoặc thị trường lao động) là nơi thực hiện quan hệ kinh tế, xó hội giữa người bỏn sức lao động (người lao động làm
thuờ) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thụng qua cỏc hỡnh thức thoả thuận về giỏ cả (tiền cụng, tiền lương) và cỏc điều kiện làm việc khỏc, trờn cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thụng qua cỏc dạng hợp đồng hay thỏa thuận khỏc [76, tr.25].
Hai quan niệm này, tỏc giả đó bao quỏt hơn về TTSLĐ với nghĩa rộng và nghĩa hẹp, nhưng nhỡn chung vẫn khẳng định: TTSLĐ gồm cung - cầu lao động, nguyờn tắc trao đổi và điều kiện ràng buộc, hỡnh thức thoả thuận bằng miệng, văn bản.
Quan niệm về thị trường lao động của tỏc giả luận ỏn
Dựa trờn cơ sở lý luận của C.Mỏc và những quan niệm của cỏc nhà nghiờn cứu trong và ngoài nước về TTLĐ, tỏc giả luận ỏn cho rằng:
Thị trường lao động theo nghĩa rộng là lĩnh vực mua - bỏn sức lao động; theo nghĩa hẹp là nơi (khụng gian) diễn ra cỏc quan hệ cung - cầu lao động, giữa người bỏn sức lao động và người mua sức lao động, dưới sự tỏc động của cơ chế thị trường và vai trũ điều tiết của Nhà nước, nhằm xỏc định giỏ cả sức lao động (tiền cụng, tiền lương) và cỏc điều kiện làm việc khỏc, trờn cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thụng qua cỏc dạng hợp đồng hay thoả thuận khỏc .