Kỹ năng quan sát để thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 92 - 93)

- Phương pháp phân tích theo cấu trúc lôgíc của bản văn:

5.6. Kỹ năng quan sát để thu thập thông tin

Quan sát là quá trình tri giác trực tiếp của chủ thể trước khách thể để thu nhận những biểu hiện

của khách thể nhằm mục đích xác định thực trạng vấn đề của khách thể. Quan sát khoa học có

các đặc trưng là tính hệ thống, tính kế hoạch, tính mục đích, có cách thức nhất định để lấy tư

liệu. Quan sát khoa học cung cấp các thông tin sinh động về hoạt động, hành vi của đối tượng

nghiên cứu.

Khi quan sát để thu thập thông tin có thể quan sát theo cách cơ cấu hoá và không cơ cấu hoá.

Quan sát được cơ cấu hoá là kiểu quan sát mà người nghiên cứu đã lên kế hoạch, mục đích,

mục tiêu rõ ràng. Các bước tiếp cận quan sát, thời gian, địa điểm, nhân sự cộng tác, cách thức

tiếp cận… đã được lập kế hoạch hoàn chỉnh và triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch đã vạch

ra.

Quan sát phi cơ cấu hoá/quan sát tự do là kiểu quan sát mà người nghiên cứu không lên sẵn

mục tiêu, hay chuẩn bị một chương trình chi tiết cụ thể mà chỉ tiếp cận khách thể để quan sát và thu nhận những biểu hiện của khách thể.

Khi quan sát có thể áp dụng hai hình thức:

+ Quan sát có sự tham dự của chủ thể nghiên cứu. Đây là hình thức quan sát mà chủ thể

nghiên cứu trực tiếp tham gia vào trong quá trình hoạt động của khách thể trong một giai đoạn

với những mức độ nhất định. Hình thức quan sát này giúp tìm hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn nguyên nhân, động cơ, thực trạng của sự vật, hiện tượng. Trong trường hợp chủ thể nghiên cứu dấu

mục đích của mình (mục đích quan sát) thì gọi là quan sát tham dự bí mật. Hình thức quan sát này cho người nghiên cứu lấy được những số liệu thật nhất của khách thể biểu hiện. Nếu chủ

thể nghiên cứu công khai với khách thể về mục đích tham dự của mình thì gọi là quan sát tham dự công khai. Trong quan sát tham dự công khai, thông thường khách thể không hoàn toàn bộc

lộ những biểu hiện thật, vì vậy, người nghiên cứu có thể kết hợpvới phương pháp phỏng vấn để xác định rõ hơn những biểu hiện của khách thể.

+ Quan sát không có sự tham dự của chủ thể: chủ thể nghiên cứu không tham gia vào trong quá trình của khách thể mà đứng bên ngoài quan sát và ghi lại tất cả hiện tượng của khách thể.

Khi quan sát để thu thập thông tinphải ghi chép lại (ghi chép công khai, ghi chép hồi tưởng, ghi

chép vắn tắt, ghi chép trên phiếu, ghi chép bằng phương tiện kỹ thuật...) và phải lặp đi lặp lại

nhiều lần thông tin thu nhận được mới chính xác.

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)