Nguồn: Niên giám thống kê (tóm tắt) 2008, tr.23.

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 114 - 117)

- Các dạng đồ thị:

46Nguồn: Niên giám thống kê (tóm tắt) 2008, tr.23.

chung chung thì người nghe không kịp tưởng tượng được điều người nói muốn truyền đạt. Vì thế nên trình bày cụ thể, nếu cần thì hãy thêm chi tiết.

Ví dụ: đừng nói “Thành phố phải xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nông thôn”, hãy nói “Thành phố phải xây dựng đường giao thông nông thôn, các đường ống cấp nước, đường điện, trạm y tế, trường học cho các vùng nông thôn”.

Ví dụ khác: Đừng nói: “Nhà trường cần có các biện pháp khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học”. Hãy thêm chi tiết vào, và nói “Nhà trường cần tuyên truyền về lợi ích của nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Mặt khác, nhà trường cũng cần tính điểm rèn luyện cho những sinh viên nghiên cứu khoa học, đồng thời hỗ trợ các em này tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.”

Nói chung, khi thuyết trình nếu có thể đưa vào những câu ca dao, tục ngữ, những câu thơ hay

hoặc danh ngôn thì bài thuyết trình sẽ có sức lôi cuốn hơn. Chẳng hạn, khi nói về vấn đề trẻ em dễ bị bạn bè xấu lôi kéo vào những việc làm sai trái, ta có thể dẫn câu “gần mực thì đen, gần

đèn thì rạng”; nói về vẻ đẹp của một thành phố có thể dùng câu Kiều “long lanh đáy nước in trời, thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”; thuyết trình về sự cần thiết phải học hành, có thể dẫn câu của Khổng Tử: “Nhân bất học bất tri lý”. Đọc văn thơ, đọc các câu danh ngôn, vì vậy, rất có ích cho việc thuyết trình.

Để gợi hứng cho người nghe, đôi khi ta còn dùng các câu chuyện vui, hài hước. Tuy nhiên có một điều cần nhớ là: “hài hước như muối, dùng phải cẩn thận”. Nếu dùng quá nhiều thì chính người thuyết trình trở thành sự khôi hài.

Tóm lại là người thuyết trình nên luôn luôn “lận lưng” một số câu tục ngữ, thơ ca, danh ngôn, câu chuyện hài hước, để có thể sử dụng khi cần.

Tuy nhiên, cần lưu ý là khi thuyết trình các vấn đề khoa học thì các câu văn, câu thơ, danh ngôn nói trên lại ít khi dùng được. Khoa học đòi hỏi phải được trình bày ngắn gọn, cô đọng, không phải đánh vào tình cảm, mà cần đánh vào lý trí. Các câu thơ, tục ngữ,… ở đây sẽ lạc lõng,

không được đón chào.

Din đt c dliu s

Các dữ liệu số không nên diễn đạt bằng câu văn, vì vừa dài dòng vừa khó nắm bắt. Nên diễn đạt nó bằng bảng biểu, và tốt nhất là bằng đồ thị.

Chẳng hạn, hãy so sánh các cách diễn đạt cùng một thông tin về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế sau đây để thấy được ưu điểm của cách biểu diễn bằng đồ thị.

Cách 1: cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế trong các năm từ 2004 đến 2007 như sau: Năm 2004 khối nhà nước chiếm 27.4%, khối ngoài nhà nước chiếm 28.9%, khối đầu tư nước ngoài chiếm 43.7%; Năm 2005 khối nhà nước chiếm 25.1%, khối ngoài nhà nước chiếm 31.2%, khối đầu tư nước ngoài chiếm 43.7%; Năm 2006 khối nhà nước chiếm 22.4%, khối ngoài nhà nước chiếm 33.4%, khối đầu tư nước ngoài chiếm 44.2%; Năm 2007 khối nhà nước chiếm 20.0%, khối ngoài nhà nước chiếm 35.4%, khối đầu tư

nước ngoài chiếm 44.6%.47 Cách 2 (dùng bảng số liệu).

47

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (%)

NĂM

THÀNH PHẦN

2004 2005 2006 2007

NHÀ NƯỚC 27.4 25.1 22.4 20

NGOÀI NHÀ NƯỚC 28.9 31.2 33.4 35.4

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 43.7 43.7 44.2 44.6

Cách 3 (dùng nhiều đồ thị độc lập)

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ

PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (%)

Cách 4 (Dùng một đồ thị chung cho tất cả số liệu) 27.4 28.9 43.7 2004 2005 25.1 31.2 43.7 2006 22.4 33.4 44.2

NHÀ NƯỚC NGOÀI NHÀ NƯỚC

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

2007

20

35.444.6 44.6

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 114 - 117)