Xem các bài tranh luận về các bài báo của Hoàng Hải Vân đã nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên Internet.

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 34 - 35)

- Là sự vận dụng các lý thuyết về tư duy vào thực tiễn và các tình huống có vấn đề Hiểu được nguyên nhân và tiến trình của các sự kiện.

26 Xem các bài tranh luận về các bài báo của Hoàng Hải Vân đã nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên Internet.

khác, trong trường hợp tốt nhất cũng chỉ là chân lý tương đối mà thôi. Nghĩa là các tri thức đó không đảm bảo đúng đắn hoàn toàn, và có thể mâu thuẫn với những sự kiện mới. Bởi vậy

không nhất nhất nghe theo; đặt ra câu hỏi phản biện, xem xét lại kỹ lưỡng các phép chứng minh, các cơ sở của ý kiến nêu trong sách giáo khoa mới là có tư duy phản biện.

Thầy cô giáo thông thường là những người có trình độ khoa học cao hơn nhiều so với sinh viên, học sinh. Điều này đảm bảo rằng những điều họ giảng dạy, truyền đạt cũng rất đáng tin cậy. Tất

nhiên thầy cô giáo chỉ nói những điều mà họ tin là đúng. Nhưng rất tiếc là thầy cô giáo tin một điều gì đó là đúng cũng chưa đảm bảo chắc chắn điều đó đúng trên thực tế, vì họ có thể sai lầm. Điều này đặc biệt đáng chú ý ở bậc đại học. Ở bậc phổ thông, thầy cô giáo thường chỉ giảng dạy

những tri thức viết trong sách giáo khoa, là những tri thức đã được xem xét rất kỹ lưỡng. Trong khi đó ở bậc đại học, thầy cô giáo có thể bổ sung thêm nhiều tri thức, phát kiến mới, vốn chưa được xem xét kỹ lưỡng như các tri thức có trong các sách giáo khoa, và vì thế khả năng sai sót

lớn hơn.

 Cũng hoàn toàn tương tự như vậy khi, mặc dù không bị bắt buộc27, nhưng vẫn nghe theo, đồng ý, làm theo ý kiến của những người nhiều tuổi hơn, hay có vị trí xã hội cao hơn, hay các

nhà lãnh đạo, … mà không dựa trên việc xem xét kỹ lưỡng các ý kiến đó là biểu hiện thiếu tư

duy phản biện.

 Chạy theo đám đông, nghe theo ý kiến của đám đông, hành động cùng đám đông mà không

suy xét kỹ ý kiến mà đám đông đang nghe theo, quan điểm đang hướng dẫn hành động của đám đông đó có đúng không, có cơ sở không, có đáng tin cậy không, … cũng là biểu hiện của việc

thiếu tư duy phản biện. Logic học cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng về loại ngụy biện liên quan đến

sai lầm này và gọi nó là ngụy biện dựa vào đám đông, dựa vào dư luận.

 Không chịu nghe, không xem xét ý kiến, không chịu chấp nhận đề xuất của những người ít

tuổi, ít kinh nghiệm hơn, vị thế xã hội thấp hơn, … là biểu hiện thiếu tư duy phản biện. Không

cho cấp dưới, người trẻ tuổi hơn, … chất vấn, phản bác; không tôn trọng ý kiến của họ, không

bàn bạc cùng họ, cũng là biểu hiện thiếu tư duy phản biện. Chẳng hạn, nếu thầy cô giáo mà không muốn nghe ý kiến phản biện của sinh viên, học sinh thì thầy cô giáo đó thiếu tư duy phản

biện. Giám đốc không đếm xỉa đến ý kiến của nhân viên cũng là giám đốc không có tư duy

phản biện.

Tư duy phản biện rất có ích cho việc nhận thức vấn đề và đưa ra các quyết định đúng đắn, nhưng cần tránh đồng nhất tư duy phản biện với tư duy đúng đắn. Tư duy phản biện không nhất

thiết là tư duy đúng đắn, nhưng tư duy đúng đắn chắc chắn phải có tính phản biện, phải là tư

duy phản biện. Ý kiến của người có tư duy phản biện không nhất thiết là bao giờ cũng đúng.

Một ví dụ rất rõ ràng cho điều đó là ý kiến bác bỏ hệ thức bất định Heizenberg của A. Einstein.

A. Einstein là một nhà bác học thiên tài, tư duy của ông có tính phản biện rất cao, mặc dù vậy

nhiều ý kiến của ông vẫn sai lầm và bị các nhà vật lý bác bỏ, trong số đó có ý kiến về hệ thức

bất định nêu trên.

Nếu hiểu phê phán theo nghĩa là chỉ ra những điểm chưa đạt yêu cầu, những chỗ sai, nhược điểm, những điểm còn thiếu sót, … thì phản biện không đồng nghĩa với phê phán. Phản biện

bao hàm phê phán hiểu theo nghĩa đã nêu. Nhưng ngoài ra phản biện còn chỉ ra những mặt

mạnh, những ưu điểm, những cái hay, cái tốt, ….

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 34 - 35)