Trường Đại học Quản lý Hanley và Viện công nghệ Masscachussets, dẫn lại qua tài liệu phổ biến tri thức của Dự án phát triển đô thị Đồng Hới.

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 112 - 114)

- Các dạng đồ thị:

42Trường Đại học Quản lý Hanley và Viện công nghệ Masscachussets, dẫn lại qua tài liệu phổ biến tri thức của Dự án phát triển đô thị Đồng Hới.

động tiếp thị và doanh số bán của Công ty Hale and Hearty Foods. Và bây giờ quý vị đã biết Công ty Hale and Hearty và đối tác sẽ phải làm ăn như thế nào rồi.”43

Một ví dụ khác: “Tóm lại, hãy nhớ rằng có năm cách chính để cải thiện điểm số của bạn. Đầu

tiên, hãy đến lớp. Thứ nhì, ghi chép có hiệu quả. Thứ ba, hãy xem lại mỗi ngày. Thứ tư, lên kế

hoạch cho thời gian của bạn. Và cuối cùng, hãy ngủ thật đầy đủ trước một kì thi.”44

Một số điu lưu ý khi chuẩn bị nội dung thuyết trình về một đề tài khoa học

Sau khi thực hiện xong một đề tài khoa học, người ta cần phải thuyết trình về đề tài ấy trước một hội đồng nghiệm thu, hoặc một hội thảo khoa học. Trong trường hợp này cần chuẩn bị nội

dung thuyết trình (tức là nội dung bài báo cáo) như thế nào? Nội dung bài thuyết trình khoa học

này chủ yếu được lấy từ phần mở đầu và phần kết luận của công trình nghiên cứu đã thực hiện.

Trong báo cáo này cần nêu rõ những nội dung sau đây:

 Công trình nghiên cứu đề tài nào? Tại sao lại nghiên cứu đề tài đó? Nếu có giới hạn phạm vi

nghiên cứu thì cũng cần nêu rõ.

 Phương pháp mà tác giả đã nghiên cứu là gì? Cần trình bày rõ điểm này để người nghe có cơ sở xét đoán về độ tin cậy của các kết luận bạn đưa ra.

 Đề tài khai thác dữ liệu từ nguồn nào?

 Công trình đã có được những kết luận nào? Khi trình bày các kết luận, cũng nên trình bày vắn tắt các bước đi đến kết luận đó, các dữ liệu, tính toán tương ứng.

 Những kiến nghị, giải pháp cho các vấn đề nêu trong đề tài.

Thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học là một việc lớn, khó khăn. Chính vì thế, khi báo

cáo về công trình của mình, nhiều tác giả có xu hướng đưa ra rất nhiều thông tin, vì sợ người

nghe không hiểu hết công trình của mình. Thực ra, với khoảng thời gian rất ngắn (thường là 10 phút) dành cho báo cáo (các luận văn thạc sĩ thường được dành cho 15 phút, bảo vệ luận án tiến

sĩ thường được nói trong 30 phút), các tác giả không thể báo cáo chi tiết tất cả nội dung công

trình của mình được. Vì vậy cần nêu khái quát về công trình và các kết quả chủ yếu của nó.

Những nội dung chúng ta đề cập trên đây đáp ứng yêu cầu đó.

Lường trước c câu hỏi của người nghe chun bị câu trli

Phần chuẩn bị nội dung thuyết trình còn bao hàm việc chuẩn bị các câu trả lời cho các câu hỏi

của khán giả trong và sau khi thuyết trình.

Thông thường khán giả đưa ra câu hỏi cho những trường hợp sau đây:

Thứ nhất là muốn hiểu rõ hơn phần nào đó mà người thuyết trình lướt qua. Trả lời các câu

hỏi loại này tương đối đơn giản, chỉ cần trình bày kỹ lưỡng hơn, chi tiết hơn phần nội dung tương ứng.

Thứ hai là loại câu hỏi để mở rộng nội dung được nghe. Để trả lời loại câu hỏi này, người

thuyết trình phải hiểu rõ điều mình nói. Ở đây, nguyên tắc biết mười nói một phát huy tác dụng.

Chín phần chưa dùng trong thuyết trình sẽ giúp trả lời loại câu hỏi này. Tuy vậy cũng có trường

hợp người nghe đặt ra vấn đề mà người thuyết trình chưa nghiên cứu kỹ. Trong trường hợp đó,

bạn hãy mạnh dạn thừa nhận là bạn chưa giải quyết được vấn đề đó, không được đánh lạc hướng hay trả lời lan man không đúng câu hỏi.

43

Efb_toanvan_16

44

Thứ ba là người đặt câu hỏi muốn tranh luận về những nội dung được trình bày. Việc chuẩn bị kỹ của người thuyết trình – nắm được các ý kiến khác nhau về vấn đề, suy nghĩ kỹ lưỡng các

khả năng giải quyết vấn đề - sẽ giúp trả lời câu hỏi loại này. Ở đây cần đặc biệt lưu ý là bạn

không nhất thiết phải bác bỏ hoàn toàn ý kiến phản biện của người khác. Một vấn đề có thể có

nhiều cách giải quyết khác nhau. Có thể bạn đã nêu một số cách giải quyết, người nghe nêu thêm cách giải quyết khác. Khi đó, thay vì phản bác, bạn hãy thừa nhận cách giải quyết của

khán giả, và giải thích rõ rằng nó không loại bỏ cách giải quyết của bạn.

Văn phong thuyết trình

Văn phong của bài thuyết trình phải đơn giản, rõ ràng. Đừng cố gắng dùng những từ phức tạp,

nếu có thể dùng từ đơn giản để trình bày vấn đề thì hãy dùng nó. Là văn nói, vì thế không nên sử dụng câu dài, câu có nhiều thành phần phụ trong bài thuyết trình. Các câu nên có nhiều hình

ảnh, âm thanh để sống động, lôi cuốn người nghe. Nếu cần nhấn mạnh có thể lặp từ, câu nhiều lần (như câu nói của cựu thủ tướng Anh mà chúng tôi dẫn trên kia). Nên dùng động từ ở dạng chủ động, hạn chế dùng ở dạng thụ động.

Khi thuyết trình, cũng như khi viết, nên dùng từ ngữ chính xác, dễ hiểu, rõ ràng. Để chính xác, nếu có thể được thì hãy dùng các từ chỉ số lượng, mức độ, tốc độ,… khi có thể thay thế những từ ước lượng về chất chung chung.

Ví dụ:

Đừng nói Hãy nói

1. Xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh

trong giai đoạn 2000-2008. 2000-2008 Xuất khẩu tăng của Viđếện hơn t Nam trong giai đ5.17 lần45 oạn .

2. Năm 2008 số người làm việc trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp vẫn còn rất lớn, vượt xa các ngành khác.

Năm 2008 số người làm việc trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp chiếm đến 38.87% tổng số lao động cả nước, trong khi ngành chiếm nhiểu lao động thứ hai là công nghiệp chế biến chỉ có 14.04%46

. 3. Rất nhiều sinh viên nhận thức được sự

cần thiết học các kỹ năng mềm

70% sinh viên nhận thức được sự cần thiết học các kỹ năng mềm.

Nguồn: Niên giám thống kê (tóm tắt) 2008, tr.138, tr.23.

Khi dùng các con số cần lưu ý rằng tự thân các con số có thể không cho người nghe biết nhiều, vì vậy nên thêm, nếu có thể, so sánh với các đối tượng khác để làm rõ hơn ý nghĩa của con số. Chẳng hạn, nếu chỉ nói: “Năm 2007 tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam là 4.6%” thì người nghe

chưa hiểu hết ý nghĩa của con số đó. Còn nếu nói thêm rằng: “Con số tương ứng trung bình chung của khu vực ASEAN là4.5%” thì người nghe hiểu rõ hơn.

Hãy dùng từ dễ hiểu hơn. Chẳng hạn, câu “tác giả đã dùng nhiều biện pháp tu từ làm cho câu

văn đọc rất thú vị” nên thay bằng “tác giả đã dùng từ láy, lặp từ, so sánh, đối, ... làm cho câu

văn đọc rất thú vị”.

Hãy cụ thể hơn. Bài thuyết trình là thể văn nói, có một số khác biệt so với văn viết. Văn viết cho phép người ta đọc đi đọc lại, còn văn nói chỉ được nghe một lần. Đưa ra thông tin khái quát,

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 112 - 114)