Mục đích nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 31 - 32)

 Hiểu được bản chất, các yêu cầu của tư duy phản biện.

 Hình thành được tinh thần phản biện.

 Phân biệt được ngụy biện, biết cách chống ngụy biện.

 Có khả năng xem xét vấn đề một cách khách quan, toàn diện.

3.1. Bản chất và vai trò của tư duy phản biện

3.1.1. Bản chất

Tư duy phản biện là kiểu tư duy, theo đó việc đưa ra ý kiến, việc chấp nhận hay phản đối các ý kiến khác, việc đề ra các giải pháp để giải quyết vấn đề, quyết định hành động hay không hành động, ... chỉ được thực hiện sau khi vấn đề được xem xét rất kỹ lưỡng23

.

Các vấn đề mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống, trong công việc, trong học tập, … đôi khi

nhìn qua rất đơn giản, vì thế chúng ta nhanh chóng đưa ra cách giải quyết, tuy nhiên cách giải

quyết đó không phù hợp, đưa lại cho chúng ta kết quả không như ý muốn. Khi xem xét lại kỹ lưỡng hơn vấn đề, ta mới nhận thấy là nhiều yếu tố, nhiều mặt của nó đã bị bỏ qua trong lần xem xét đầu. Muốn hành động có kết quả tốt ta quan sát đối tượng, xem xét nhiều mặt của vấn đề, phân tích chi tiết các thành phần, yếu tố của vấn đề, tổng hợp các thông tin đã thu được từ

tất cả các nguồn rồi mới đưa ra cách giải quyết vấn đề. Làm như vậy là ta đã ứng dụng tư duy

phản biện.

Khi nghe một ý kiến nào đó trái ngược với những điều mà ta quen thuộc hay trái ngược với

truyền thống, chúng ta rất dễ bác bỏ nó. Tuy nhiên, nếu chúng ta gạt tình cảm, thói quen, truyền

thống, quan điểm đã có, … sang một bên và xem xét các cơ sở của ý kiến được nghe, cố gắng đánh giá nó một cách khách quan, và nếu thấy nó hợp lý thì chấp nhận nó, thì khi đó chúng ta đã tư duy phản biện.

Khi chúng ta tích cực mở rộng hiểu biết của mình về vấn đề, khi ứng dụng các hình thức logic

thích hợp để từ các thông tin đã có tìm ra các kết luận hợp lý là khi ta đã tư duy phản biện.

Khi chúng ta nâng cao khả năng suy luận logic của mình, lựa chọn các phương pháp, các hình thức trình bày vấn đề, ý tưởng, rõ ràng, chặt chẽ, có tính thuyết phục cao là khi ta tư duy phản

biện.

Tư duy phản biện bao hàm tinh thần phản biện và khả năng phản biện. Vì giới hạn của chương

trình học, trong giáo trình này chúng tôi chỉ nêu lên một số điểm cụ thể hóa tinh thần và khả năng phản biện sau đây:

Tinh thần phản biện

 Có tinh thần tôn trọng mọi ý kiến, vấn đề, sẵn sàng xem xét chúng một cách kỹ lưỡng.

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)