Phương pháp tiếp cận thông tin theo quan điểm hệ thống cấu trúc

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 81 - 83)

- Đặt giả thuyết:

5.2.2.2.Phương pháp tiếp cận thông tin theo quan điểm hệ thống cấu trúc

 Suy luận kiểu loại suy

5.2.2.2.Phương pháp tiếp cận thông tin theo quan điểm hệ thống cấu trúc

mang tính chỉ đạo hoạt động theo một hướng nhất định như phương pháp tiếp cận phân tích - tổng hợp, phương pháp tiếp cận định tính - định lượng hay tiếp cận cá biệt - so sánh.

5.2.2.1. Phương pháp tiếp cn thông tin theo quan điểm duy vt - bin chng chng

Phương pháp tiếp cận duy vật - biện chứng là cách nhìn nhận xem xét thông tin theo quan điểm duy vật - biện chứng, quan điểm “động”. Theo quan điểm này, thế giới vật chất tồn tại khách quan với ý thức của con người và không ngừng vận động, chuyển hoá. Trong quá trình vận

động đó, các mâu thuẫn nảy sinh và việc giải quyết các mâu thuẫn sẽ tạo ra cái mới, làm cho sự

vật thay đổi, phát triển không ngừng. Mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn trong thế giới tự nhiên và xã hội là động lực của sự phát triển.

Trong hoạt động thu thập và xử lý thông tin phải luôn nhìn sự vật, hiện tượng với con mắt động, phải thấy rằng sự vật, hiện tượng biến đổi không ngừng, hôm nay thế này, ngày mai có thể

khác. Mặt khác, để sử dụng thông tin vào một mục đích nhất định, thông tin lại phải ổn định trong một phạm vi cho phép và cần thiết. Như vậy tính ổn định của thông tin là tạm thời, sự vận

động và thay đổi của thông tin là cơ bản, là bản chất. Vì vậy, tùy theo tình hình thực tế mà lấy thông tin và sử dụng thông tin cho đúng và hợp lý. Thông tin dễ dàng bị lạc hậu, lỗi thời. Theo thời gian, các thông tin đã có sẽ bị biến đổi về bản chất, đặc biệt đối với các thông tin không mang tính bản chất của sự vật, hiện tượng. Nói một cách khác, thông tin luôn phải được xem xét, cập nhật để không bị lạc hậu.

5.2.2.2. Phương pháp tiếp cn thông tin theo quan điểm h thng - cu trúc trúc

Hệ thống là một tập hợp các phần tử có tính độc lập tương đối nhưng có tác động qua lại với nhau để thực hiện một mục tiêu xác định. Một hệ thống bao giờ cũng có một giới hạn nhất định. Bên ngoài giới hạn là môi trường của hệ thống. Hệ thống quan hệ với môi trường thông qua các

đại lượng đầu vào và đầu ra của hệ thống.

Cấu trúc là kết cấu, là sự sắp xếp bên trong của hệ thống với các mối quan hệ tác động qua lại cụ thể giữa các thành phần của hệ thống để đi đến một kết quả, một mục tiêu xác định của hệ

thống.

Hệthống - cấu trúc là tập hợp các thành phần độc lập tương đối với sự ràng buộc lẫn nhau và các quy luật tác động qua lại giữa các thành phần của hệ thống và mục tiêu của nó.

Một hệ thống - cấu trúc có đặc trưng sau:

- Một hệ thống luôn luôn có thể chia thành các hệ thống con (các phân hệ), các hệ thống con có tính độc lập tương đối, nghĩa là mỗi phân hệ được đặc trưng bởi một mục tiêu bộ phận nhưng tương tác để thực hiện mục tiêu tổng thể.

- Một hệ thống luôn phải là điều khiển được, không chuyển động hỗn loạn.

- Hệ thống luôn có tính trồi. Tính trồi là tính chất mà chỉ hệ thống mới có, mỗi thành phần của hệ thống, mỗi phân hệ không có được tính chất đó.

- Hành vi của hệ thống mang bản chất đa phương án. Chính nhờ khả năng điều khiển được mà hành vi của một hệ thống có thể thể hiện theo nhiều phương án khác nhau.

- Động thái của hệ thống là đa mục tiêu. Từ nhiều phương án có thể dẫn tới đa mục tiêu. Đối với một hệ thống, sự kết hợp giữa tính điều khiển được với tính đa phương án và đa mục tiêu luôn có thể tìm được phương án tối ưu để đạt được mục tiêu đề ra.

Tiếp cận thông tin để giải quyết vấn đề theo quan điểm hệ thống - cấu trúc sẽ giúp con người nhìn nhận sự vật, hiện tượng dưới nhiều góc độ, khía cạnh, một cách toàn diện, mọi mặt trong mỗi tác động qua lại giữa các mặt đó, tránh được cách nhìn phiến diện, một chiều, tìm ra tính trồi của hệ thống, lường hết những ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành phần của hệ thống và những ảnh hưởng tới hoạt động của cả hệ thống nói chung khi tác động vào một phân hệ hay một khía cạnh nào đó của hệ thống.

Về mặt cấu trúc, hệ thống có nhiều dạng. Mỗi dạng có đặc thù riêng thể hiện các quy luật điều khiển và tác động tương hỗ riêng. Do đó khi sử dụng các hệ thống - cấu trúc khác nhau cũng

cần hiểu và tuân thủ các tính chất khách quan của chúng.

Các dạng hệ thống - cấu trúc thông dụng là hệ thống phân cấp hình cây, hệ thống hình sao, hệ

thống dạng xa lộ.

H thng phân cp hình cây (hình 5.1a):

Hệ thống phân cấp hình cây là dạng hệ thống điển hình trong hệ thống quản lý hành chính. Trong hệ thống này các thành phần cấu trúc của hệ thống được phân chia thành các cấp có thứ

bậc. Bậc trên là bậc chỉ huy, điều khiển bậc dưới, nhưng mỗi bậc có nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn rõ rệt và riêng biệt. Đó là hệ thống tập trung phân quyền.

Nguyên tắc điều khiển của hệ thống này là cấp trên chỉ điều khiển cấp dưới trực tiếp, cấp dưới chỉ chịu sự điều khiển của cấp trên trực tiếp. Hiện tượng vượt cấp trong hệ thống này là thể hiện sự rối loạn trong điều khiển.

Ưu điểm lớn nhất của hệ thống này là phân quyền do đó không hoạt động quá nhiều trong mỗi cấp.

Nhược điểm của loại hệ thống này là thiếu bình đẳng do phân cấp và phản ứng chậm, mọi điều khiển từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất đều phải qua các cấp trung gian, vì vậy chậm và rất có thể bị méo mó, sai lạc.

H thng hình sao (hình 5.l b):

Hệ thống hình sao là dạng hệ thống hai cấp gồm một trung tâm và các thành phần là các vệ tinh

xung quanh do trung tâm điều khiển. Mọi quan hệ qua lại giữa các thành phần đều phải qua

trung tâm. Do đó, trung tâm là nơi bận rộn nhất.

Ưu điểm của hệ thống này là hệ thống phản ứng tương đối nhanh vì chỉ có hai cấp. Với trình độ

phát triển của khoa học và công nghệ ngày nay, sự bận rộn của trung tâm có thể từng bước khắc phục nhờ áp dụng công nghệ thông tin trong khâu thu thập, xử lý và lưu giữ tin.

H thng dng xa l (Bus) (hình 5.1c):

Hệ thống dạng xa lộ là dạng hệ thống trong đó mọi thành phần của hệ thống được dựa vào nhật xa lộ thông tin gọi là Bus. Mọi thành phần quan hệ với nhau cũng như sử dụng Bus một cách hoàn toàn bình đẳng. Trong hệ thống không có thành phần điều khiển và thành phần bị điều

khiển. Đó là một ưu điểm lớn của hệ thống dạng Bus. Tuy vậy, để đảm bảo được quyền bình

đẳng này, mỗi thành phần đều phải tuân thủ một thủ tục điều khiển Bus chung. Thủ tục này vừa

đảm bảo quyền bình đẳng đối với một thành phần, vừa chống được các va chạm có thể có khi các cặp thành phần tương tác, trao đổi với nhau.

Hệ thống dạng hình sao và hệ thống dạng Bus thường dùng trong các hệ thống thông tin liên lạc.

d) Sơ đồ điều khiển học của hệ thống

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 81 - 83)