Kỹ năng xử lý thông tin

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 93 - 94)

- Phương pháp phân tích theo cấu trúc lôgíc của bản văn:

5.7.Kỹ năng xử lý thông tin

Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách liên tục. Thông tin là cốt lõi của nghiên cứu khoa học. Sau khi đã thu thập được các thông tin cần tiến hành xử lý thông tin để xây dựng các luận cứ, khái quát hóa, rút ra các quy luật, phục vụ

cho việc chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết khoa học nhằm giải quyết vấn đề.

Thông tin ban đầu thường tồn tại dưới dạng thông tin định tính hay thông tin định lượng. Dù là

thông tin định tính hay định lượng, ở dạng sơ khai khi mới được thu thập, các thông tin thường mang tính cục bộ tản mạn, từng mặt và thậm chí có thể có những sai sót. Do đó cần tiến hành chỉnh lý thông tin như đánh giá lại thông tin, lựa chọn thông tin cần thiết, sắp xếp thông tin theo những mục đích và mục tiêu, yêu cầu của nghiên cứu; xử lý chúng bằng cách phân tích, đánh

giá, biến đổi chúng sang các dạng cần thiết và tìm cách vận dụng chúng vào công việc nghiên cứu một cách sáng tạo.

Xử lý thông tin là một bước quan trọng nhằm tìm ra các thông tin mới có giá trị hơn, thậm chí

không có trong các thông tin sơ khai ban đầu.  Xử lý thông tin định tính

Khi xử lý thông tin định tính cần lưu ý là thông tin định tính không thể hiện giá trị cụ thể mà chỉ

thể hiện bản chất của sự vật, hiện tượng hoặc mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, chiều

hướng hay xu thế vận động, phát triển của chúng. Đây là loại thông tin mang tính khái quát và các quy luật về cấu trúc, hành vi hay tương tác giữa các sự vật, hiện tượng. Bản chất đó là có

tồn tại hay không tồn tại; tăng hay giảm theo thời gian, hay ổn định theo một quy luật nào đó; lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu.

Trong nghiên cứu kinh tế, thông tin định tính có thể là các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, chủng loại sản phẩm, năng lực cạnh tranh của sản phẩm…. Ví dụ nhận định “Nền kinh tế của Việt Nam phát triển khá nhanh trong mấy năm qua” - đây là thông tin định tính. Thông tin định tính bao giờ cũng cần thiết, nó tồn tại khách quan và lâu dài, việc vận dụng chúng vào nghiên cứu về cơ bản sẽ đảm bảo tính đúng đắn về định hướng.

Đối với thông tin định tính nên dùng các phương pháp lập luận lôgíc như lập luận diễn dịch, lập luận quy nạp, lập luận loại suy. Dù dùng cách lập luận nào cũng đều phải liên kết các khái niệm, các sự kiện, dẫn dắt từ khái niệm này đến khái niệm khác, đưa ra các phán đoán về bản chất các sự kiện và thể hiện những liên hệ lôgic của các sự kiện, các phân hệ theo quan điểm hệ

thống và dần dần đi đến kết quả mong muốn. Mọi lập luận phải mang tính hợp lý, rõ ràng, phải tuân thủ các quy tắc của lập luận.

94

Với một số thông tin định tính, công cụ toán học nói chung và toán lôgíc nói riêng cũng có thể

áp dụng trong lập luận. Bằng công cụ toán lôgíc có thể giải quyết một vấn đề một cách rõ ràng và có thể ghi nhận những quan hệ phụ thuộc của các đại lượng định tính dưới dạng một biểu thức, liên kết các đại lượng bằng các phép toán.

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 93 - 94)