Giả thuyết không được trái với lý thuyết

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 75)

- Tư duy từ dưới lên trên:

b. Giả thuyết không được trái với lý thuyết

Lý thuyết khoa học là một hệ thống tri thức phản ánh dưới dạng trừu tượng và lý tưởng hoá một phần hiện thực khách quan, được nghiên cứu có cấu trúc, chức năng xác định. Đó là những tri thức đã được kiểm nghiệm và được chấp nhận như những chuẩn mực để áp dụng trong thực tế. Vì vậy một giả thuyết trước hết không được trái với những chuẩn mực đó. Tuy nhiên, quan niệm về lý thuyết cũng cần mềm dẻo vì trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và trong khoa học xã hội & nhân văn quan niệm vềcách vận dụng lý thuyết cũng khác nhau.

Trong khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, lý thuyết được thể hiện bằng các học thuyết, các

định lý, quy tắc, các nguyên lý, các công thức chuẩn mực. Một khi các tri thức mới được hình thành hay các tri thức cũ tỏ ra lỗi thời hay sai sót thì có thể bỏ ngay và thay thế bằng cái mới,

cái đúng hơn.

Trong khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh các dạng biểu hiện trên, lý thuyếtđược vận dụng trong thực tiễn tạo thành cơ sở pháp lý để nghiên cứu như các đường lối, chính sách, pháp luật,

các quy định của nhà nước hay của các tổ chức đang có hiệu lực thi hành. Mọi lý thuyết đều

được dùng phục vụ cho đường lối chính trị và xây dựng đất nước của một giai cấp, một tầng lớp xã hội nào đó. Do đó, một số dạng lý thuyết gắn liền với quan điểm của giai cấp thống trị xã hội, với giai cấp lãnh đạo và gắn liền với sự ổn định xã hội. Vì vậy, việc áp dụng các lý thuyết mới, tiến bộ hơn luôn luôn là một việc khó khăn, điều đó không chỉ đơn giản là vấn đề khoa học

đơn thuần, đằng sau nó là lợi ích của giai cấp này hay giai cấp khác, là vấn đề ổn định xã hội. Bất kỳ một thay đổi nào trong một lĩnh vực đều ảnh hưởng tới các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội. Chính vì vậy cần hết sức thận trọng và xem xét một cách đồng bộ, có hệ thống khi đưa

ra các giả thuyết.

Mặt khác cần phân biệt lý thuyết với những điều bị ngộ nhận là lý thuyết. Sự ngộ nhận là lý thuyết có thể xảy ra trong những điều kiện và hoàn cảnh hạn chế nhất định. Trong trường hợp

đó, một giả thuyết có thể phủ nhận một "lý thuyết" đã có. Ngoài ra, cũng do ở một số giai đoạn tri thức khoa học còn hạn chế, các lý thuyết còn chưa được hoàn chỉnh, nên một giả thuyết có thể bổ sung cho lý thuyết đã tồn tại, mở rộng lý thuyết trong các điều kiện mới để hoàn thiện lý thuyết, các lý thuyết thực tế đã không loại trừ nhau mà còn bổ sung cho nhau.

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)