- Là sự vận dụng các lý thuyết về tư duy vào thực tiễn và các tình huống có vấn đề Hiểu được nguyên nhân và tiến trình của các sự kiện.
m. Khái quát hóa vội vã
Đây là kiểu ngụy biện xảy ra khi người ta sử dụng suy luận quy nạp trong lập luận, trong đó người ta đi đến kết luận tổng quát sau khi khảo sát rất ít trường hợp riêng.
Ví dụ: Thấy trước đây không lâu một số đồ chơi cho trẻ em do Trung Quốc sản xuất có chất lượng kém, nguy hiểm cho trẻ; và hiện nay người ta lại phát hiện ra nhiều mặt hàng sữa do các
doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất nhiễm melamin, gây sạn thận cho trẻ em uống các loại sữa đó, người ta đi đến kết luận rằng tất cả hàng hóa do các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất có
hại cho trẻ em, không thể cho trẻ dùng.
Đây là sự khái quát hóa vội vã, vì không phải những hàng hóa độc hại nói trên đã là mọi hàng hóa do các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất; ngoài những hàng hóa đó các doanh nghiệp
Trung Quốc còn sản xuất nhiều sản phẩm, hàng hóa khác, trong đó có nhiều hàng hóa không gây hại cho trẻ em.
Ví dụ khác: Hằng có một cửa hàng nhỏ và đang bán hàng, Mai ghé đến chơi, hỏi thăm:
- Kinh doanh thế nào, tốt chứ?
- Đang ế ẩm đây, bà ơi.
- Sao vậy, thấy khách mua hàng khá đông mà?
- Ừ, nhưng người ta mua rồi lại đến đổi lại, trả lại nhiều lắm. Mong cho mau hết năm nay, năm tới may ra tui mới làm ăn khấm khá lên được.
- Năm nay với bà là năm tuổi à?
- Đâu có. Nhưng hồi tết ông Hoàng xông đất nhà tôi. Vía ông ấy nặng lắm, báo hại tôi cả năm
chẳng làm ăn gì được!
- Bà thì cứ nói oan cho người ta thôi! Có thể là do lý do khác nên làm ăn khó khăn chứ!
- Tui đâu có nói oan cho ông ấy! Năm ngoái ông ấy xông đất nhà bà Tám và cả năm đó bà
Tám thua lỗ suốt đó thôi!