- Là sự vận dụng các lý thuyết về tư duy vào thực tiễn và các tình huống có vấn đề Hiểu được nguyên nhân và tiến trình của các sự kiện.
p. Ngụy biện bằng cách diễn đạt mập mờ
Trong trường hợp này nhà ngụy biện cố tình hành văn một cách mập mờ để sau đó giải thích
theo ý mình.
Ví dụ: Gánh xiếc Bacnum đề nghị Xamlôi - chuyên gia về toán đố vui của Mỹ ở cuối thế kỷ
XIX, đưa ra cho một bài toán đố. Ai giải được sẽ được thưởng. Bài toán như sau:
“Một con chó và một con mèo chạy thi 100 fút lượt đi và lượt về. Con chó chạy mỗi bước 3 fút,
con mèo chạy mỗi bước 2 fút, nhưng nó nhảy được 3 bước thì đối thủ của nó mới nhảy được 2 bước. Con nào về trước?”
Vì quãng đường cả đi lẫn về là 200 fút, nên mèo phải nhảy đúng 100 bước. Chó nhảy mỗi bước
3 fút, vậy nó phải nhảy 34 bước ở lượt đi (nếu nhảy 33 bước thì mới được 33 * 3 = 99 fút) và 34
bước ở lượt về. Như vậy, chó phải nhảy tổng cộng 68 bước. Mèo nhảy 3 bước thì chó mới nhảy được 2 bước, vậy mèo nhảy được 100 bước thì chó mới nhảy được 100 * (2/3) = 66,667 (bước) < 68 (bước)
Như vậy mèo về đích trước.
Nhưng Bacnum lại trả lời rằng chó thắng cuộc, vì, ông ta giải thích rằng câu “nó nhảy được 3 bước thì đối thủ của nó mới nhảy được 2 bước” có nghĩa là chó nhảy được 3 bước thì mèo mới
nhảy được hai bước, từ “nó” ở đây được hiểu là chó!32
Phương pháp bác bỏ ngụy biện
Phương pháp chung bác bỏ ngụy biện là làm ngược lại những thủ pháp mà nhà ngụy biện đã sử
dụng. Ví dụ, nhà ngụy biện hành văn mập mờ thì ta đòi hỏi phải hành văn rõ ràng; nhà ngụy
biện đánh tráo luận đề, đánh tráo khái niệm thì ta đòi hỏi xác định lại, định nghĩa lại khái niệm
khi tranh luận; nhà ngụy biện dùng luận cứ không chân thực thì ta chỉ rõ ra điều đó,…
Nói chung, nắm được các quy tắc logic thì ta dễ dàng vạch ra được sự ngụy biện trong suy luận.