Có trường hợp bị bắt buộc tuân thủ, ví dụ như nhân viên phải chấp hành sự phân công của nhà quản trị, binh lính phải theo lệnh của chỉ huy,

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 35 - 37)

- Là sự vận dụng các lý thuyết về tư duy vào thực tiễn và các tình huống có vấn đề Hiểu được nguyên nhân và tiến trình của các sự kiện.

27 Có trường hợp bị bắt buộc tuân thủ, ví dụ như nhân viên phải chấp hành sự phân công của nhà quản trị, binh lính phải theo lệnh của chỉ huy,

Tư duy phản biện không đồng nghĩa với phản bác. Người có tư duy phản biện không nhất thiết

phải là người hay phản bác. Và ngược lại, người hay phản bác cũng không chắc chắn là người có tư duy phản biện. Một người luôn luôn bác bỏ ý tưởng của những người khác chỉ vì các ý

tưởng đó không phải là của chính anh ta, thì không phải là người có tư duy phản biện. Người

phản bác ý tưởng của người khác mà không nêu được cơ sở cho chính sự phản bác của mình, không lập luận chặt chẽ, cũng không phải là người có tư duy phản biện.

Tư duy phản biện cũng không phải là chủ nghĩa hoài nghi. Chủ nghĩa hoài nghi nghi ngờ khả năng nhận thức, nghi ngờ mọi phương pháp và kết quả nhận thức. Chủ nghĩa hoài nghi không

đặt cho mình nhiệm vụ xác định ý kiến đúng, không cố gắng tìm hiểu vấn đề. Trong khi đó tư

duy phản biện không phủ nhận khả năng nhận thức, và cố gắng đi tìm câu trả lời đúng, hay ít

nhất là có tính thuyết phục, cho vấn đề. Trong tư duy phản biện có yếu tố hoài nghi.

Người có tinh thần phản biện phải hoài nghi mọi ý kiến lúc mới bắt đầu xem xét ý kiến đó. Nhưng nếu mục đích của chủ nghĩa hoài nghi là để bác bỏ khả năng nhận thức vấn đề thì tư duy

phản biện, ngược lại, cố gắng nhận thức và giải quyết vấn đề. Nếu đối với chủ nghĩa hoài nghi hoài nghi là tất cả thì đối với tư duy phản biện hoài nghi chỉ là một trong số nhiều yếu tố mà thôi.

Tư duy phản biện liên quan rất chặt chẽ với logic học. Sở dĩ như vậy là vì khi đánh giá một lập

luận, một quan điểm nào đó người ta phải dựa trên logic, phải xem xét lập luận đó, xem xét các cơ sở, các lập luận dẫn đến quan điểm đó có tuân thủ các quy tắc, quy luật logic hay không. Điều này giải thích tại sao để có tư duy phản biện tốt chúng ta lại cần hiểu biết tốt về logic học.

Cũng hoàn toàn tương tự như vậy về mối quan hệ giữa tư duy phản biện và môn phương pháp

nghiên cứu khoa học.

3.1.2. Vai trò của tư duy phản biện

Chúng ta dùng tư duy phản biện để:

 Xem xét giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

 Xem xét ý tưởng, giải pháp, chính sách, chương trình, công trình khoa học, kế hoạch kinh

doanh, …

 Xem xét đề nghị tuyển dụng, sa thải, khen thưởng, kỷ luật người nào đó, ….

 Có được những ý kiến mới về chất, có tính sáng tạo cao.

 …

Tư duy phản biện giúp ta vượt ra khỏi các khuôn mẫu có sẵn. Trong tư duy, cũng như trong các

lĩnh vực khác, thói quen, truyền thống có sẵn có một vai trò rất quan trọng. Người ta có xu hướng suy nghĩ theo các khuôn mẫu đã có sẵn. Tư duy phản biện, với tinh thần phản biện của nó, giúp người ta thoát khỏi ảnh hưởng của khuôn mẫu có sẵn dễ dàng hơn, vì nó không sẵn

sàng chấp nhận khuôn mẫu, nó không hài lòng với các khuôn mẫu, mà cố gắng tìm cái mới, cố

gắng tìm cách tiếp cận mới.

Cũng hoàn toàn tương tự như vậy, tư duy phản biện giúp vượt khỏi truyền thống, định kiến. Tư

duy phản biện giúp phát huy tính sáng tạo. Tư duy phản biện giúp nhìn vấn đề dưới góc nhìn mới, đưa lại những kết quả khác, mới lạ, có tính sáng tạo cao.

3.2. Để có tư duy phản biện

Xem xét vấn đề, đối tượng một cách khách quan có nghĩa là không gán ghép vào cho vấn đề, đối tượng những tính chất mà nó không có trên thực tế; không để ý chí, tình cảm, lợi ích, định

kiến, … của mình ảnh hưởng đến việc xem xét vấn đề, đối tượng.

Ai trong chúng ta cũng có tình cảm, có những lợi ích, quyền lợi mà chúng ta theo đuổi. Hơn thế

nữa, chúng ta luôn chịu tác động của những định kiến nhất định, chúng ta thường hành động

theo những cách thức quen thuộc, theo truyền thống, …. Sẽ là rất may mắn và thuận lợi, nếu

những tình cảm, lợi ích, định kiến, … vừa nêu không cản trở chúng ta nhìn nhận vấn đề, đối tượng như nó vốn có. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp các tình cảm, lợi ích đó, … làm cho chúng ta nhìn nhận đối tượng một cách sai lệch.

Chẳng hạn, ta thường nhìn thấy ở đối tượng những tính chất mà ta muốn chúng có, vì vậy, khi đối tượng có những dấu hiệu nào đó chưa rõ ràng, dấu hiệu đó có thể là biểu hiện của tính chất

A, cũng có thể là biểu hiện của tính chất B, nhưng vì ta muốn đối tượng có tính chất A nên ta kết luận rằng các dấu hiệu đã nêu đúng là biểu hiện của tính chất A. Ví dụ một số người, vì lòng tự hào dân tộc, dễ dàng cho rằng các ý kiến của Thiền sư Lê Mạnh Thát về thời kỳ Bắc Thuộc,

về An Dương Vương28 là đúng đắn, là một trường hợp như vậy.

Để xem xét đối tượng một cách khách quan, ta cần:

 Tạm gạt sang một bên các tình cảm, lợi ích, định kiến, truyền thống …

 Đặt mình vào vị trí của những người có lợi ích khác, quyền lợi khác, tình cảm khác, định

kiến khác, truyền thống khác, … để xem xét vấn đề.

 Tôn trọng các dữ liệu đã thu thập được, dù dữ liệu đó có nguồn gốc từ đâu. Cần tuyệt đối

tránh việc chỉ chọn lấy những dữ liệu nào phù hợp với quan điểm sẵn có của mình, dữ liệu nào không phù hợp thì loại bỏ đi. Cần tránh việc chỉ chọn những dữ liệu do các nguồn có cảm tình với chúng ta cung cấp, loại bỏ mà chưa xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu do những người trái quan điểm, do đối thủ cạnh tranh, do những người ta không ưa, ta thù ghét, … đưa ra. Tuyệt đối không được sửa đổi dữ liệu.

 Thực hiện các quan sát một cách hệ thống, lặp lại nhiều lần. Thực hiện các cuộc điều tra theo đúng các yêu cầu khoa học.

3.2.2. Tuân thủ nguyên tắc toàn diện

Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi khi xem xét vấn đề, đối tượng, cần xem xét nó từ nhiều mặt, từ

nhiều khía cạnh, dưới nhiều góc độ, phải đặt nó trong nhiều mối liên hệ, quan hệ với các vấn đề, đối tượng khác để xem xét.

Vấn đề, đối tượng (gọi tắt là đối tượng) trên thực tế có rất nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau, có liên hệ hay quan hệ với rất nhiều đối tượng khác. Khi ta xem xét nó từ một mặt, từ một

khía cạnh, trong một mối quan hệ hay liên hệ nào đó thì ta chỉ thấy được một số những tính

chất, một số những đặc trưng nhất định nào đó của nó mà thôi. Nếu chúng ta dừng lại ở chỗ chỉ

xem xét một, hoặc một vài mặt như vậy của đối tượng thì thông tin ta thu được chỉ là thông tin một chiều, phiến diện, không đầy đủ về đối tượng.

Đối tượng trong thực tế có vô số khía cạnh, vô số mặt, có mối liên hệ, quan hệ với vô số các đối tượng khác. Vì vậy không thể nào xem xét hết tất cả các mặt, các khía cạnh của đối tượng,

không thể nào xem xét đối tượng trong tất cả các mối liên hệ hay quan hệ của nó với các đối tượng khác. Chỉ cần xem xét đối tượng trong các mối liên hệ cơ bản. Chỉ cần xét đối tượng từ

những mặt, những khía cạnh quan trọng mà thôi. Mặt nào, khía cạnh nào của đối tượng là quan

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)