- Đặt giả thuyết:
b. Chứng minh gián tiếp
Chứng minh gián tiếp là phép chứng minh trong đó tính chân thực và chính xác của giả thuyết
được khẳng định bằng tính phi chân thực và chính xác của phản giả thuyết.
Chứng minh gián tiếp có hai loại: chứng minh phản chứng và chứng minh phân liệt.
Chứng minh phản chứng là chứng minh trong đó tính chân thực và chính xác (tính chân xác của giả thuyết) được chứng minh bằng tính phi chân thực và chính xác của phản giả thuyết. Ví dụ, khi chưa chứng minh được có sự sống ngoài trái đất thì lại chứng minh rằng thật vô lý khi nói chỉ duy nhất ở trái đất là có sự sống, hoặc khi muốn chứng minh rằng đại lượng A bằng
đại lượng B (tức A = B) thì lại chứng minh rằng nếu A khác B sẽ dẫn đến một điều phi lý mà ai cũng phải công nhận.
Chứng minh phân liệt là cách chứng minh bằng cách loại bỏ một số căn cứ này để khẳng
định các căn cứ khác.
Ví dụ, để chứng minh vai trò của khoa học & công nghệ đối với sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân người ta chứng minh rằng ở một số nước không có nhiều tài nguyên mà vẫn phát triển
để khẳng định không phải cứ có tài nguyên mới phát triển kinh tế được và dẫn chứng cụ thể
bằng một số nước phát triển mà GDP của họ phụ thuộc tới 60 - 70% vào yếu tố khoa học & công nghệ. Từ đó khẳng định vai trò của khoa học & công nghệ đối với nền kinh tế quốc dân.
5.4. Kỹ năng lọc thông tin cốt lõikhi đọc các tài liệu tham khảo
Hầu hết tri thức của nhân loại đều được ghi lại và lưu giữ dưới dạng văn bản/tài liệu bằng các
ngôn ngữ khác nhau của các dân tộc trên thế giới. Người nghiên cứu phải đọc tham khảo các tài liệu để biết cái gì nhân loại đã làm và cái gì còn cần khám phá.
Muốn tìm ra thông tin mình cần trong một đại dương tri thức và thông tin, muốn lấy ra thông
tin cần thiết trong rừng tài liệu tham khảocần phải biết chọn tài liệu cần đọc, biết cách đọc,
cách lọc tin. Muốn lọc được các thông tin cần thiết phải hiểu biết thấu đáo về vấn đề nghiên cứu. Sự hiểu biết thấu đáo một vấn đề được chia thành 3 giai đoạn:
Nhận biết vấn đề:
Đây là giai đoạn thu nhận thông tin, có thể nhắc lại thông tin đó bằng cách ghi nhớ một cách cơ
học. Ví dụ nhớ năm tháng, nhớ sự kiện, nhớ tên…. Kết quả của giai đoạn này là “bề nổi” của
kiến thức, ta đã thu thập được hàng loạt các dữ liệu liên quan đến vấn đề.
Hiểu rõ vấn đề:
Hiểu rõ vấn đề thể hiện qua việc đã chuyển những thông tin thu nhận được thành thông tin có ý nghĩa của riêng mình. Muốn hiểu rõ vấn đề bắt buộc phải xử lý thông tin, hiểu rõ ý nghĩa, thực
chất của nó, chọn lọc được những dữ liệu thích hợp từ các dữ liệu liên quan đến vấn đề, lấy ra được những thông tin quan trọng nhất, tổng hợp những thông tin đó, tạo ra ý nghĩa thông tin của riêng mình. Kết quả của giai đoạn này là “bề sâu” của kiến thức.
Truyền đạt lại thông tin:
Truyền đạt lại thông tin nghĩa là phải viết ra để giải thích cho người khác hiểu về vấn đề với
ngôn ngữ của mình. Nếu thành công trong giai đoạn này tức là đã “sở hữu” được thông tin đó. Tức là người viết đã thực sự hiểu rõ về vấn đề đó. Trong óc của người viết thông tin này đã
được chuyển vào bộ nhớ ngữ nghĩa học (Semantic) là bộ nhớ có khả năng tồn tại lâu dài, không thể quên được.
Những người viết nhiều sẽ tăng cường khả năng tích lũy lượng kiến thức sâu do các thông tin sau khi lọc đều được chuyển hóa thành kiến thức của riêng họ và truyền đạt lại một cách dễ
hiểu cho người khác đọc và hiểu về vấn đề họ nghiên cứu.