Cánh cửa rắc rố

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 59 - 61)

- Là sự vận dụng các lý thuyết về tư duy vào thực tiễn và các tình huống có vấn đề Hiểu được nguyên nhân và tiến trình của các sự kiện.

Cánh cửa rắc rố

Lê Khánh cẩn thận nhét mẩu giấy đã gấp nếp vào giữa khe cánh cửa chính của phòng thí nghiệm Khoa học tự nhiên để nó không đóng sập hoàn toàn nhưng cũng làm cánh cửa không bị

mở toang. Nếu một người bình thường đi ngang qua thì họ sẽ cảm thấy là cánh cửa của phòng thí nghiệm đã đóng, Khánh thường làm những bài tập thực hành rất khuya và thường đến quá

Học kỳ này, Khánh đã chọn tham gia vào nhóm nghiên cứu trẻ trong đề tài nghiên cứu việc ứng

dụng thực phẩm biến đổi gen, một đề tài được đánh giá là rất khó đối với sinh viên năm thứ 2 như Khánh, và cậu luôn phải làm việc cật lực hơn người hướng dẫn của cậu rất nhiều, người

luôn rời phòng thí nghiệm ngay trước giờ ăn tối. Nhưng Khánh không cảm thấy phiền, khu thí

nghiệm đặc biệt rất tiện nghi, với lại ban đêm trong khu vực phòng thí nghiệm rất yên tĩnh – rất

thích hợp cho việc nghiên cứu, nhất là từ khi Khánh chợt nhận ra cậu làm việc tốt hơn khi ở

một mình.

Nhưng sau một thời gian, Khánh cảm thấy mình làm việc hiệu quả hơn khi cộng tác chung với

Quỳnh. Là bạn cùng lớp với Khánh trong giờ công nghệ sinh học, Quỳnh không phải là thành viên của nhóm nghiên cứu trẻ nhưng cô cũng bị cuốn hút vào đề tài này như Khánh. Việc cộng

tác của hai người rất thú vị và cũng đem lại hiệu quả rất cao. Khánh mời Quỳnh cùng làm thí nghiệm vào buổi tối và cô vui vẻ nhận lời. Nhưng khó khăn là ở chỗ làm sao đưa được Quỳnh

vào phòng thí nghiệm.

Khu phòng thí nghiệm đặc biệt, với những trang thiết bị rất đắt tiền, luôn đóng cửa lúc 5 giờ

chiều. Là thành viên của nhóm nghiên cứu nên Khánh có chìa khóa riêng nhưng Quỳnh thì

không. Hơn nữa, Quỳnh cũng không thể vào phòng thí nghiệm cùng lúc với Khánh vì cô không muốn bỏ lớp điêu khắc vào đầu buổi tối, lớp học đăng ký ngoài chương trình mà cô rất thích,

trong khi Khánh luôn muốn quay trở lại phòng thí nghiệm ngay sau bữa tối.

Phòng thí nghiệm được trang bị hệ thống liên lạc nội bộ, bất cứ ai ngoài nhóm nghiên cứu

muốn vào phòng thí nghiệm thì phải liên lạc với người bên trong phòng và được người đó đưa vào. Đây là cách mà Khánh và Quỳnh vẫn sử dụng, cho đến tối thứ sáu vừa rồi, khi Khánh đi

lên cầu thang đến cửa chính để mở cửa cho Quỳnh, cậu thấy cô đang bị hai gã sinh viên say

rượu quấy rối. Từ lúc đó, Khánh luôn kẹp miếng giấy gấp vào kẹt cửa để nó khỏi bị đóng sập và Quỳnh có thể vào mà không phải đứng chờ ở ngoài, điều mà Khánh cảm thấy không yên tâm. Tuy nhiên, tối nay, ai đó đã nghe trộm và biết về chuyện cánh cửa Khánh đã chèn sẵn cho

Quỳnh, ai đó biết rõ giá trị của những trang thiết bị đắt tiền trong phòng thí nghiệm và đã quyết định ăn cắp chúng. Một người khá thông thuộc phòng thí nghiệm vì không kẻ trộm vặt nào lại mang găng tay, mặc áo đen, lách mình nhanh nhẹn qua cửa chính và đi rất khẽ trong khu vực

hành lang rất dễ gây tiếng động.

Khi kẻ lạ mặt đi vào phòng thí nghiệm, miếng giấy gấp rơi xuống và cánh cửa đóng sập lại. Vài phút sau, Quỳnh đến nơi và cố gắng mở cửa. Khi cánh cửa không thể mở được, cô gọi Khánh

qua hệ thống liên lạc nội bộ. Khánh thấy rất khó hiểu, liền chạy ngay ra cửa chính để xem điều

gì đã xảy ra cho miếng giấy gấp cậu đã cẩn thận chèn vào kẹp cửa. Cậu mở cửa cho Quỳnh, cả hai cùng vào, đột nhiên, Khánh chợt cảm thấy ớn lạnh xương sống khi nghe âm thanh từ những

chuyển động lạ từ hành lang dưới. Cậu biết rằng, phải có ai đó đang ở trong khu phòng thí nghiệm, sự nghi ngờ càng được khẳng định khi cậu nhận ra âm thanh không lẫn vào đâu được

của những bước chân.

Tim của Khánh đập thình thịch. Ai đang ở trong phòng thí nghiệm? – Khánh tự hỏi – Mình đã làm gì thế này? Mình chèn cánh cửa chỉ muốn bảo vệ Quỳnh khỏi bị quấy rối khi đợi ở ngoài. Bây giờ Khánh đang gặp rắc rối to, và càng nguy hiểm hơn đối với Quỳnh. Khánh tự hỏi: liệu

mình có phải chịu trách nhiệm về những việc đang làm và cả những việc sẽ làm hay không?

Câu hỏi:

1. Nếu bạn là Khánh trong tình huống trên, bạn sẽ làm gì?

2. Đặt giả định là Khánh và Quỳnh về ký túc xá an toàn nhưng sáng hôm sau, giáo sư trưởng

khoa phát hiện một số trang thiết bị trong phòng thí nghiệm đã biến mất, và Khánh là người bị

nghi ngờ nhiều nhất, nếu bạn là Khánh, bạn sẽ phải làm gì?

(Người dịch: Đỗ Kiên Trung, Từ Critical Thinking, A casebook của Madeleine Picciotto.Tên nhân vật và địa danh đã được người dịch Việt hóa)

Chương 4

KỸ NĂNG PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ

VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ MT CÁCH CHÍNH XÁC

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 59 - 61)