Suy luận kiểu quy nạp

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 80)

- Đặt giả thuyết:

Suy luận kiểu quy nạp

suy (tham khảo bổ sung mục 3.2.4).

Suy lun kiu din dch

Suy luận kiểu diễn dịch là cách suy luận đi từ cái quy luật, cái có tính khái quát chung để đi đến những cái cụ thể, những trường hợp cụ thể. Suy luận kiểu diễn dịch còn được gọi là cách suy luận đi từ cái chung đến cái riêng.

Ví dụ: quan sát các cuộc xung đột có tính chất sắc tộc và tôn giáo có thể đi đến suy luận về ảnh

hưởng của chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo của từng nước, từ đó đặt ra các giả thuyết và tiếp cận giải quyết vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo; hoặc quan sát sự phát triển của các

công ty cổ phần sẽ thấy sự phân định rõ rệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý làm phát sinh vấn đề chi phí đại diện trong quá trình thực hiện mục tiêu tối đa hóa tài sản cho các cổ đông, từ đó đặt ra các giả thuyết và tiếp cận giải quyết vấn đề kiểm soát chi phí đại diện, nghiên cứu

những mô hình định lượng chi phí đại diện….

Suy lun kiu quy np

Suy luận kiểu quy nạp là cách suy luận đi từ nhiều kết quả quan sát, từ nhiều cái riêng lẻ để đi đến cái khái quát, các quy luật, cái có tính chất chung.Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, từ

nhiều kinh nghiệm đúc rút được từ thực tiễn đời sống xã hội hay từ nhiều thí nghiệm riêng lẻ

tích lũy, được khái quát và quy luật hoá để có tri thức khoa học.

Trong triết học gọi đó là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái chung. Cách suy luận này

hay được áp dụng trong các nghiên cứu của xã hội học, kinh tế học.

Ví dụmuốn nghiên cứu về chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán bậc đại học ở Việt Nam thì phải nhận diện nội dung chương trình đào tạo, thực trạng giảng dạy và học tập của từng trường

đại học có đào tạo chuyên ngành này, so sánh với các trường đại học trong khu vực và quốc tế, từ đó đưa ra các nhận xét, kết luận; Nghiên cứu về thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thì phải nhận diện những nhân tố tác động đến khả năng thâm nhập thị trường và khả năng duy

trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trên từng thị trường cụ thể như Nhật, Mỹ, Trung Quốc và Hồng Công, EU, thực trạng xuất khẩu thủy sản về tốc độ phát triển, cơ cấu ngành hàng,

phương thức xuất khẩu. Trên cơ sở này đưa ra các nhận xét, đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm và các đối thủ cạnh tranh….

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 80)