Ngụy biện bằng cách dựa vào nhân quả sa

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 54 - 55)

- Là sự vận dụng các lý thuyết về tư duy vào thực tiễn và các tình huống có vấn đề Hiểu được nguyên nhân và tiến trình của các sự kiện.

j.Ngụy biện bằng cách dựa vào nhân quả sa

Đây là loại ngụy biện bằng cách sử dụng lập luận trong đó quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng được hiểu sai. Có thể phân loại như sau:

-Đánh đồng nguyên nhân với nguyên cớ:

Sau cuộc chiến 5 ngày giữa Nga và Gruzia, Mỹ và NATO cho nhiều tàu chiến đến vùng Biển Đen, với lập luận rằng họ chuyển viện trợ nhân đạo đến cho Gruzia. Nhưng đây là ngụy biện,

bởi chuyển hàng cứu trợ chỉ là cái cớ, việc chuyển hàng cứu trợ như vậy thực hiện bằng tàu dân sự hiệu quả hơn nhiều so với dùng tàu chiến. Nguyên nhân thật sự ở đây là Mỹ và NATO muốn

thể hiện cho Nga thấy quyết tâm bảo vệ Gruzia (mà thực chất là bảo vệ đường ống dẫn dầu) của

họ.

Nghị sĩ Mỹ Ron Paul khẳng định: “Việc Mỹ hậu thuẫn cho Gruzia là hành động không phải vì dân chủ. Chúng ta có mặt ở Gruzia để bảo vệ đường ống dẫn dầu.”31 Như vậy, theo nghị sĩ này thì lập luận vì dân chủ và luật pháp quốc tế để hậu thuẫn cho Gruzia chống lại Nga của Mỹ là một sự ngụy biện. Bảo vệ dân chủ và luật pháp quốc tế chỉ là cái cớ mà thôi, nguyên nhân là bảo vệ ống dẫn dầu.

Ví dụ khác: Một nam sinh viên thầm yêu trộm nhớ một nữ sinh viên. Anh ta rất hay đến thăm

nữ sinh viên nói trên để mượn sách vở. Nhưng thật ra chuyện mượn sách chỉ là cái cớ, còn nguyên nhân thật là anh ta muốn gặp mặt cô gái đó.

- Sau cái đó vậy là do cái đó:

Năm 2007, trong khoảng thời gian từ 21/04 đến 11/05 bốn bé sơ sinh đổ bệnh và sau đó ba bé

tử vong sau khi được tiêm phòng viêm gan siêu vi B. Thế là nhiều người vội cho nguyên nhân trẻ chết là do tiêm phòng viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân có thể làm trẻ chết khi mới sinh. Và nghiên cứu sau đó của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới đã xác nhận

rằng tiêm phòng viêm gan siêu vi B không phải là nguyên nhân cái chết của các bé sơ sinh nói

trên.

Bất cứ hiện tượng hay sự kiện nào cũng có nguyên nhân, và nguyên nhân bao giờ cũng xảy ra trước kết quả của nó. Tuy nhiên, không phải hiện tượng, sự kiện xảy ra trước nào cũng là nguyên nhân của hiện tượng, sự kiện xảy ra sau. Nếu chỉ căn cứ vào thứ tự thời gian để xác định quan hệ nhân quả như trong ví dụ trên thì ta mắc phải ngụy biện “Sau cái đó vậy là do cái

đó”.

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 54 - 55)