Tư duy từ trước ra sau:

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 68)

Phát hiện vấn đề, bắt đầu với vấn đề đặt ra và từng bước tìm ra giải pháp: xác định vấn đề, suy

nghĩ và tạo các ý tưởng khác nhau, chắt lọc ý tưởng, chọn ý tưởng hay nhất. Đây là cách tư duy thường gặp nhất. Với cách tư duy này chúng ta sẽ đi lần lượt từng bước một, từ A tới B, tới C,

tới D, tới giải pháp E. Bước trước sinh ra bước sau theo một đường thẳng liên tục.

Ví dụ:phát hiện vấn đề “một sản phẩm mới của công ty có lượng bán ra thấp”  bắt đầu bằng

việc tìm nguyên nhân, với mỗi nguyên nhân tìm ra đều đặt câu hỏi “Tại sao xảy ra điều này”: “ Thiết kế sản phẩm kém bị phát hiện quá muộn- Tại sao xảy ra điều này?”, “Nhân sự bán hàng quá mỏng, trình độ thấp- Tại sao xảy ra điều này?”, “Thiếu tiền quảng cáo - “Tại sao xảy ra điều này?”, “Chưa xác định rõ thị trường mục tiêu, thất bại trong việc tìm kênh phân phối- Tại

sao xảy ra điều này”…từ đó suy nghĩ các giải pháp, chọn giải pháp tối ưu, phù hợp. -Tư duy từ sau ra trước:

Phát hiện vấn đề, bắt đầu với giải pháp (tương lai) rồi quay ngược trở lại xem sự việc diễn biến

ra sao để đặt ra vấn đề cần giải quyết.Việc tưởng tượng ra vấn đề đã được giải quyết cho phép

tiếp cận vấn đề từ một khía cạnh khác và giải quyết vấn đề đó theo hướng đối lập. Quay trở lại

vấn đề cho phép ta suy nghĩ linh hoạt hơn nhờ thay đổi các yếu tố cấu thành vấn đề đó.

Câu hỏi đặt ra của loại tư duy này là cái gì cản trở nếu thực hiện giải pháp đó? Cách đơn giản

nhất để vượt qua cản trở đó là cách nào?. Cách tư duy này không theo trình tự các bước mà có thể đưa ngay ra giải pháp E, sau đó quay trở lại A và tìm cách đi đến E bằng cách qua B, tới C,

tới D, …. Hoặc tìm cách đi đến E không nhất thiết phải theo đúng trình tự ABC mà có thể

là ABGH

Ví dụ: Nikola Tesla -người mở ra thời kỳ năng lượng điện thường tư duy bằng cách “từ sau ra trước” nhờ có khả năng tưởng tượng tương lai. Khi cần chế tạo tuabin, Tesla tưởng tượng trong

đầu đã tạo ra được một cái tuabin và khởi động nó 1 tuần, sau đó ông tháo rời các bộ phận máy

trong tưởng tượng và ghi chú chính xác chi tiết hao mòn trên các bộ phận. Khi tuabin thật ra đời

những mô tả của ông về các bộ phận bị mòn khớp hoàn toàn với thực tế. Với tư duy này Tesla

khám phá ra từ trường quaytạo nền tảng cho phát minh dòng điện xoay chiều giúp năng lượng điện được phân bố rộng rãi hơn.

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 68)