- Các dạng đồ thị:
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH M ục đích nghiên cứu:
- Hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình.
- Biết các nội dung cần phải chuẩn bị để có thể thuyết trình thành công cũng như cách thức cụ
thể tiến hành thuyết trình trước đông người nghe như:
Vượt qua nỗi sợ.
Kiểm soát thời gian thuyết trình.
Thu hút người nghe.
Thuyết phục người trái quan điểm, ….
6.1. Thuyết trình giỏi – Mở đường tới thành công
Thuyết trình là nói chuyện, trình bày về một vấn đề nào đó cho người nghe nhằm cung cấp thông tin, gây ảnh hưởng, thuyết phục hoặc thúc đẩy hành động.
Thuyết trình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trên con đường dẫn tới thành công. Chuyện kể rằng, Tô Tần đến gặp vua nước Triệu33
là Triệu túc hầu, tâu rằng:
- Tôi nghe nói hiền sĩ trong thiên hạ đều ngưỡng mộ cái đức của quân hầu và muốn bày tỏ tâm phúc, chỉ vì Phụng Dương quân là người ghen ghét tài năng, cho nên những du sĩ đều dừng chân không tiến, cuốn lưỡi không nói, nay Phụng Dương quân đã mất, nên tôi mới dám đến dâng tấm ngu trung. Tôi nghe: giữ nước không bằng yên dân, yên dân không gì bằng chọn nước mà giao hiếu; nay các nước ở Sơn Đông chỉ có Triệu là mạnh, đất rộng hơn hai nghìn dặm, quân lính có vài mươi vạn, xe nghìn cỗ, ngựa vạn con, thóc đủ dùng trong vài năm, Tần ghét nhất là Triệu, vậy mà không dám đánh Triệu là sợ có Hàn, Ngụy đánh úp ở đằng sau. Cho nên làm phên giậu ở phía nam cho nước Triệu là Hàn, Ngụy; nhưng hai nước ấy không có núi sông hiểm trở, một ngày kia quân Tần đánh lấn hai nước, hai nước đầu hàng thì họa sẽ đến nước Triệu ngay. Tôi thường xem xét địa đồ, thấy đất đai các nuớc hơn Tần vạn dặm, quân sĩ các nước cũng nhiều gấp mười Tần, nếu sáu nước họp làm một, cùng nhằm về phía tây, thì phá Tần chẳng khó gì. Nay nước Tần hiếp bách các nước, bắt các nước phải cắt đất để cầu hoà. Không có cớ gì mà cắt đất đó là tự mình phá mình. Mình phá người và mình bị người phá, trong hai điều đó, điều nào là hơn. Theo như ý tôi, chi bằng ước với vua các nước đến họp ở Hằng Thuỷ, cùng nhau ăn thề, kết làm anh em; Tần đánh một nước thì năm nước cùng cứu; nếu nước nào trái lời thề, thì các nước cùng đánh, Tần dẫu cường bạo, khi nào lại dám đem một nước cô thế để tranh được thua với cả thiên hạ ?
Triệu Túc hầu nói:
- Quả nhân tuổi trẻ, nhận việc nước chưa được mấy ngày, chưa hề được nghe diệu kế, nay thượng khách muốn họp chư hầu để cự Tần, quả nhân xin một lòng nghe theo. Rồi giao ngay ấn tướng cho Tô Tần, ban cho một toà nhà lớn, lại cho trăm cỗ xe, nghìn dật hoàng kim, trăm đôi bạch bích, gấm vóc nghìn tấm, cử làm Tung ước trưởng.
Đoạn trên đây lấy từ hồi 90, sách “Đông Chu liệt quốc” của Phùng Mộng Long, kể rằng Tô
Tần, sau khi học với Quỷ Cốc Tiên Sinh thành tài, muốn có được công danh, bèn đến du thuyết sáu nước Triệu, Nguỵ, Hàn, Sở, Yên, Tề, để hợp tung chống Tần. Nhờ tài biện thuyết, tức là