Tuân thủ các quy luật logic

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 38 - 40)

- Là sự vận dụng các lý thuyết về tư duy vào thực tiễn và các tình huống có vấn đề Hiểu được nguyên nhân và tiến trình của các sự kiện.

28 Thiền sư Lê Mạnh Thát cho rằng không phải nước ta chịu ách thống trị của phong kiến Phương Bắc hơn 1000 năm Ông cũng cho rằng không có An Dương Vương trên thực tế.

3.2.3. Tuân thủ các quy luật logic

Không chỉ tư duy phản biện, mà mọi loại tư duy nói chung đều phải tuân thủ các quy luật logic, trước hết là các quy luật cơ bản. Trong phạm vi giáo trình này chúng tôi chỉ giới hạn ở việc

trình bày các quy luật logic cơ bản. Có bốn quy luật như vậy, đó là luật đồng nhất, luật không

mâu thuẫn, luật triệt tam và lý do đầy đủ.

Luật đồng nhất

Nội dung: Một tư tưởng, khi đã định hình, phải luôn luôn là chính nó. Nói vắn tắt: A là A.

Quy luật này đòi hỏi tư tưởng phải có tính ổn định.

Yêu cầu cụ thể: Trong tư duy, trong các cuộc tranh luận, khi trình bày một tư tưởng, một ý kiến,

một kế hoạch kinh doanh, … ta không được tùy tiện thay đổi nội dung của tư tưởng, ý kiến, kế

hoạch, … đó. Nếu ta thay đổi nội dung của tư tưởng thì người nghe, người cùng tranh luận sẽ

không hiểu ý kiến thật sự của ta là như thế nào, và vì thế họ không thể xem xét ý kiến của ta được.

Ví dụ: Khi được hỏi ý kiến, Xuân nói cô rất thích bộ phim Triệu phú khu ổ chuột. Nhưng gần như ngay sau đó Xuân lại nói rằng cô không thích bộ phim đã nêu lắm. Ở đây Xuân đã không tuân thủ quy luật đồng nhất, và người khác không biết cô ta thích phim Triệu phú khu ổ chuột hay không.

Để đảm bảo thỏa mãn được yêu cầu của luật đồng nhất, phải:

 Không tùy tiện thay đổi nội dung của từ ngữ, câu, đoạn văn;

 Không đồng nhất các từ ngữ giống nhau nhưng nghĩa khác nhau;

 Cần đồng nhất từ ngữ khác nhau nhưng nội dung như nhau.

Ví dụ: Sẽ là vi phạm luật đồng nhất nếu cho rằng ý kiến của hai người về một vụ va quệt vào

nhau trên đường phố là như nhau, vì cả hai bên đều nói là họ “sorry” về sự kiện đó. Trên thực tế

có thể một bên nói với nghĩa “lấy làm tiếc”, và bên kia nói theo nghĩa “tôi xin lỗi”, về sự kiện đã xảy ra.

Nội dung: Hai tư tưởng, hai ý kiến trái ngược, mâu thuẫn nhau không thể nào cùng đúng.

Quy luật này nói rằng khi ai đó đưa ra một ý kiến gồm các phần mâu thuẫn với nhau thì ý kiến đó không thể nào đúng được, ít nhất một trong các phần của ý kiến đó sai, và có thể tất cả các

phần của ý kiến đó đều sai.

Yêu cầu cụ thể: Không đưa ra ý kiến có các phần trái ngược, mâu thuẫn với nhau; không chấp

nhận các ý kiến, tư tưởng như vậy của người khác.

Để đảm bảo thỏa mãn được yêu cầu của luật không mâu thuẫn, phải:

 Xác định xem các thành phần của ý kiến, tư tưởng có mâu thuẫn trực tiếp với nhau, có bác

bỏ nhau hay không. Nếu có thì phải loại bỏ ít nhất một trong các phần gây mâu thuẫn của ý

kiến, tư tưởng đó.

 Cố gắng rút ra các hệ quả logic của các phần khác nhau của ý kiến, tư tưởng rồi so sánh chúng với nhau, xem chúng có loại bỏ lẫn nhau không, có mâu thuẫn trực tiếp với nhau không,

Nếu có thì phải loại bỏ ít nhất một trong các phần gây mâu thuẫn của ý kiến, tư tưởng đó.

Ví dụ (rút từ một phim Mỹ):Một phụ nữ bị buộc tội giết chồng mình – một tỷ phú. Người ta cho

rằng bị cáo đã bắn chồng mình rồi giấu vũ khí đi.

Người làm chứng - là con gái của tỉ phú với người vợ trước – khai đã thấy bị cáo bên xác chết,

không nhìn thấy vũ khí, vì bị cáo đã giấu đi (phỏng đoán của người làm chứng).

Bị cáo còn bị cho rằng ngoại tình với người dọn bể bơi của tỉ phú.

Một lần, luật sư (một sinh viên luật ĐH Harvard) thấy người dọn bể bơi này mặc một chiếc áo đầy chim cò lòe loẹt. Cô ta nhìn rất chăm chú, khiến người kia bực mình và kêu lên rằng đừng

có mà chê áo anh ta, vì nó là mẫu của nhà tạo mẫu nổi tiếng A. Luật sư hiểu rằng người này phải là “gay”, vì đàn ông thì không quan tâm đến các nhà tạo mẫu.

Trước tòa, luật sư hỏi người dọn bể bơi:

- Anh có quan hệ với bà S (tên bị cáo) lâu chưa?

- Khoảng ba tháng nay.

- Anh thường hẹn gặp bà ấy ở đâu?

- Ở một nơi mà không ai nhận ra chúng tôi.

- Tên bạn trai (boyfriend) của anh là gì ?

- Jack.

Lúc này, nhận ra mình nói hớ, nhân chứng vội vàng khỏa lấp:

- Không, không, đó chỉ là bạn thôi!

Bấy giờ, bạn tình của anh ta, đang là người dự khán trong phòng, bất bình đứng dậy và la lối:

- A, chỉ là bạn thường thôi đấy!

Tất cả những điều này làm cho mọi người đều hiểu rằng lời khai bà S ngoại tình với người dọn

bể bơi là bịa đặt, người làm chứng là người đồng tính luyến ái, mâu thuẫn với việc anh ta là nhân tình của bà S.

Luật triệt tam (loại trừ cái thứ ba)

Nội dung: Một tư tưởng (ý kiến, đề xuất, kế hoạch, …) chỉ có thể đúng, hoặc sai, không thể có giá trị thứ ba nào khác.

Quy luật này thể hiện sự dứt khoát, rõ ràng của tư tưởng.

Yêu cầu cụ thể: Đối với mỗi tư tưởng đều phải có thái độ dứt khoát, rõ ràng: hoặc là chấp nhận,

thừa nhận nó đúng (hay cho rằng nó có ích, tốt); hoặc ngược lại, bác bỏ nó, cho rằng nó là sai lầm (hay có hại, xấu).

Ví dụ: Khi một sinh viên đại học phải trả lời câu hỏi “Môn học kỹ năng mềm có ích cho mình

hay không?” để lựa chọn đăng ký học môn học này hay không, thì câu trả lời của sinh viên đó

phải hoặc là “có”, hoặc là “không”. Sinh viên đó không thể trả lời lững lờ nước đôi theo kiểu

“Môn học này vừa có ích vừa không có ích cho mình (với từ “có ích” hiểu theo cùng một

nghĩa), hay những câu trả lời không rõ ràng khác.

Luật lý do đầy đủ (luật túc lý)

Nội dung: Tư tưởng, ý kiến chỉ có giá trị khi nó có đầy đủ cơ sở.

Quy luật này nói rằng bất cứ ý kiến nào cũng phải có cơ sở. Cơ sở của một tư tưởng, của một ý

kiến, …, phải là những thông tin, dữ liệu đã được kiểm chứng; những quy luật, tri thức khoa

học đã được chứng minh; những sự kiện thực tế, … Không thể dùng làm cơ sở cho các tư tưởng, ý kiến những điều chưa đáng tin cậy như: uy tín của tổ chức, cá nhân nào đó; niềm tin

tôn giáo, lý tưởng chính trị; những lời đồn đại; dư luận; các thông tin chưa được kiểm chứng,

Yêu cầu cụ thể: Chỉ đưa ra những tư tưởng, ý kiến có cơ sở; và chỉ chấp nhận, tin tưởng những

ý kiến có đủ cơ sở.

Để thỏa mãn được luật lý do đầy đủ, cần phải:

 Chuẩn bị một cách đầy đủ các cơ sở cho ý kiến của mình. Muốn vậy cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng đối tượng.

 Khi mới xem xét ý kiến người khác cần có thái độ hoài nghi ý kiến đó. Sau đó xem xét kỹ

mối liên hệ logic giữa những điều người ta đưa ra làm cơ sở cho kết luận của họ xem chúng có

chặt chẽ không, xét xem các thông tin họ dùng làm cơ sở có đúng, có đáng tin cậy không.

Ví dụ: Không chấp nhận quan điểm cho rằng người nào cũng có số phận được định trước, vì

quan điểm này chưa có cơ sở khoa học vững chắc; việc thống kê các chỉ số liên quan khả dĩ

giúp chứng minh quan điểm này cũng chưa bao giờ được thực hiện; các lập luận chứng minh cho quan điểm này còn chứa các yếu tố mê tín.

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)