Kỹ năng đặt tên hay cho vấn đề

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 69 - 71)

- Tư duy từ dưới lên trên:

4.3. Kỹ năng đặt tên hay cho vấn đề

Việc đặt tên cho vấn đề (đầu đề) hay đặt tên đề tài nghiên cứu cần phải suy nghĩ hết sức cẩn thận vì đầu đề/tên đề tài là phần tác động mạnh đến người đọc trước tiên. Trong nhiều trường hợp nguyên nhân khiến người ta đọc là vìđầu đề/tên đề tài đó đúng là vấn đề người ta đang

quan tâm tới nó hoặc đơn giản chỉ vì đầu đề/tên đề tài đó quá hay, quá hấp dẫn nên thu hút sự

chú ý. Nếu đầu đề/tên đề tài đặt không hay sẽ không hấp dẫn người đọc và kết quả là bài viết, công trình của mình đã bỏ ra nhiều công sức dễ bị bỏ qua hoặc có rất ít người quan tâm tới. Hãy cố gắng diễn tả vấn đề bằng ngôn ngữ chuẩn mực.

Khi đặt đầu đề/tên đề tài phải đảm bảo các yêu cầu:

-Tính hp dn: lựa chọn ngôn từ sắc sảo, bảo đảm từng từ đều đáng giá, tránh dùng các câu sáo rỗng không thể hiện nội dung thông tin hoặc các câu đã quá nhàm. Chọn các từ độc đáo thể

hiện nội dung thông tin.

-Tính khoa hc: đầu đề/tên đề tài phải có ý nghĩa rõ ràng, khúc chiết, chỉ có một nghĩa, tránh đưa nội dung phức tạp và các con số không cần thiết vào. Số lượng từ của đầu đề không được phép nhiều, không được dài quá, phải mạch lạc, ngắn gọn, xúc tích, phản ánh được nội dung chính yếu và mục tiêu, mục đích chủ yếu của vấn đề/đề tài.

Không nên dùng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin (ví dụ: Bước đầu tìm hiểu về...; Thử bàn về…; Một vài suy nghĩ về…; v.v…). Hết sức tránh dùng hai từ khi có thể dùng một, tránh dùng các từ viết tắt. Không được dùng nhiều dấu chấm, phẩy trong đầu đề vì có thể gây rối mắt và khó hiểu. Nên dùng động từ chủ động chứ không nên dùng động từ bị động để đầu

đề/tên đề tài ngắn gọn và mạnh.

Ngoài ra, trong đầu đề/tên đề tài cố gắng hạn chếlạm dụng, sử dụng tùy tiện dùng những cụm từ chỉ mục đích, thường mở đầu bằng những từ như để, nhằm, góp phần (ví dụ: (…) nhằm nâng

cao chất lượng…; (…) để phát triển năng lực cạnh tranh; (…) góp phần vào….) trong những

trường hợp không chỉ ra được nội dung thực tế cần làm.

-Tính chính xác: đầu đề /tên đề tài phải bảo đảm tính chính xác. Tính chính xác thể hiện ở chỗ

tuyệt đối không có lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả, không sai về nội dung khoa học.

-Tính hp lý: đầu đề /tên đề tài phải phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài. Nên tránh dùng từ bóng bẩy khi có thể dùng từ đơn giản, dễ hiểu mà vẫn hiệu quả, không nên dùng từ có ý nghĩa ẩn dụ sâu xa (đây là sự khác biệt với cách đặt tên tác phẩm văn học). Không

được lạm dụng cách chơi chữ vì nếu ngôn từ dùng chưa thật đắt giá chơi chữ sẽ phản tác dụng. Nếu đầu đề dài 2,3 dòng thì ngắt dòng phải đúng chỗ (xác định điểm ngắt dòng đúng để không làm hỏng nội dung thông tin).

-Hình thc đẹp: trình bày đẹp mắt, vừa vặn với khoảng trống.

Sau khi đặt tên cần hỏi ý kiến của mọi người và tiếp thu ý kiến. Nếu có ý kiến cho rằng “đầu

đề/tên đề tài nghe rất kêu nhưng không rõ nghĩa” thì phải suy nghĩ và sửa lại.

Muốn có một đầu đề/tên đề tài hay phải xác định những từ nào là từkhóa (từquan trọng nhất)

và thay đổi chúng nhiều lần để xem dùng từ nào hay hơn, tìm xem có từ khác có thể dùng được không (nhất là những từ đồng nghĩa), từ nào gợi lên được sự xúc cảm mạnh mẽ của người đọc thì chọn từ đó. Ngoài ra cũng có thể bằng cách thay đổi trật tự từ để diễn đạt tên đề tài cho hay

Từ ngữ của đầu đề/tên đề tài nếu được lựa chọn cẩn thận đảm bảo các yêu cầu trên sẽ có sức mạnh lớn lao, không chỉ giúp cho bài viết hấp dẫn, thu hút mà có tác dụng làm cho người đọc cảm nhận thấy sự nghiêm túc của người viết và đánh giá cao về mình.

Do một đề tài nghiên cứu khoa học phải bảo đảm tính khoa học, tính mới, tính thực tiễn và tính khả thi nên nếu đầu đề/tên đề tài mà phản ánhđược những vấn đề cấp bách,đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tếViệt Nam mà chưa từng có tác giả nào thực hiện thì sẽrất được trân trọng và gợi mở được sự chú ý, quan tâm của nhiều người.

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)