Phân loại theo mục đích nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 77 - 78)

- Tư duy từ dưới lên trên:

c. Phân loại theo mục đích nghiên cứu

Theo mục đích nghiên cứu có các giả thuyết sau:

- Giả thuyết quy luật: là giả thuyết về các quy luật của sự vật, hiện tượng. Quy luật có thểlà quy luật về cấu trúc, về động thái hay về mối quan hệ tương tác của các sự vật, hiện tượng. Giả

thuyết quy luật cũng có thể có hình thức là giả thuyết mô tả, giải thích hay dự báo. Các giả

thuyết quy luật thường được thực hiện trong nghiên cứu cơ bản.

- Giả thuyết giải pháp: là các giả thuyết xuất hiện trong các nghiên cứu ứng dụng. Đó là các giả

thuyết về đề xuất các nguyên lý, giải pháp mới nhằm ứng dụng các kiến thức của các nghiên cứu cơ bản vào đời sống xã hội. Ví dụ: từ giả thuyết nếu con người bị nhiễm một ít vi trùng gây bệnh thì cơ thểsẽ tự sản sinh ra một kháng thể có khả năng chống lại việc lây nhiễm các bệnh

đó. Từ giả thuyết này người ta đã tiến hành nghiên cứu các vacxin và kết quảnghiên cứu đã khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết. Trên cơ sở này, việc tiêm chủng phòng bệnhđược tiến hành trên diện rộng.

- Giả thuyết hình mẫu: là các giả thuyết đưa ra các hình mẫu mới có hiệu quả khả thi về kỹ

thuật và có khả năng áp dụng vào thực tế phục vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý. Các giả thuyết

này được thực hiện trong hoạt động nghiên cứu triển khai. Hình mẫu của giả thuyết có thể là hình mẫu trong kỹ thuật, quản lý hay trong xã hội.

5.1.7. Cu trúc lôgíc ca gi thuyết

Giả thuyết là một phán đoán còn phải được chứng minh. Cũng chính vì thế một giả thuyết có thể là đúng nhưng cũng không loại trừ một giả thuyết là sai. Giả thuyết đúng hay sai tùy thuộc vào trình độ học vấn của người đưa ra giả thuyết, vào độ phức tạp của mỗi giả thuyết, vào độ tin cậy và chắc chắn của các căn cứ được sử dụng để đưa ra giả thuyết.

Một giả thuyết có thể có dạng cấu trúc lôgíc đơn giản hay phức tạp:

Dạng cấu trúc lôgic đơn giản của giả thuyết thường là một phán đoán đơn về quan hệ giữa hai sự kiện hay sự vật, hiện tượng mà không phụthuộc vào các sự kiện hay sựvật, hiện tượng đó. Ví dụvới mối quan hệ giữa sự kiện A và sự kiện B có thể chỉ ra một số dạng cấu trúc lôgic giả

thuyết đơn giản như:

- Giả thuyết mang tính khẳng định:

+ A là B: là giả thuyết khẳng định thuận (phán đoán khẳng định)

+ A không là B: là giảthuyết khẳng định phủ định (phán đoán phủ định).

+ A chắc chắn là B; A nhất định là B; A dứt khoát là B; A đương nhiên là B: giả thuyết khẳng

định với độ tin tưởng hoàn toàn (phán đoán tất nhiên). - Khẳng định xác suất:

+ A có thể là B; A có lẽ là B; A hình như là B: là dạng giả thuyết xác suất với độ tin tưởng chưa

hoàn toàn (phán đoán xác suất).

Các khẳng định trên đây thể hiện sự tin tưởng, độ tin cậy khác nhau của các giả thuyết về mối quan hệ giữa A và B.

Dạng cấu trúc lôgic phức tạp của giả thuyết là một phán đoán về quan hệ giữa hai hay nhiều sự

kiện, sự vật hay hiện tượng, có thể có các mối liên hệ với nhau bằng các liên từ lôgíc Hoặc, Và,

Đồng thời, Nhưng….

Ví dụ:

- Nhiệm vụ A có thể được thực hiện bởi bộ phận C hoặc bộ phận D của công ty (phán đoán lựa chọn).

- Độ rộng dải thông có hạn và lưu lượng thông tin lớn của hệ thống thông tin di động là nguyên nhân của những đợt tắc nghẽn thông tin trong thời gian qua (phán đoán liên kết).

Giả thuyết phức tạp cũng có dạng giả định hay dạng kéo thêm. Đó là một số các phán đoán đơn

giản được nối với nhau bằng các liên từ như Nếu…; Thì…

Tóm lại, muốn giải quyết một vấn đề có thể đặt ra nhiều giả thuyết. Do giả thuyết có tính giả định, tính đa phương án, tính dễ biến đổi, giả thuyết có thể đúng, có thể sai nên người nghiên cứu phải vận dụng khả năng phán đoán, suy luận và trực giác nhạy bén để chọn giả thuyết nào là giả thuyết có thể chứng minh để xây dựng được luận điểm khoa học.

Giả thuyết có thể được khẳng định là đúng hay là sai. Nếu là đúng thì giả thuyết được chấp nhận, nếu không đúng, nó bị loại bỏ. Khi bác bỏ được một giả thuyết cũng là khi một luận điểm

khoa học được chứng minh. Vì vậy, giới khoa học thường ví von “cái chết của một giả thuyết là cái chết vinh quang”.Khi giả thuyết bị bác bỏ có nghĩa là khoa học đã tiến thêm được một

bước trên con đường dẫn tới chân lý. Ví dụ:

*Đề tài: “Vấn đề kinh tế thị trường và sự suy thoái những giá trị truyền thống ở Việt Nam hiện

nay”.

Vấn đề nghiên cứu của đề tài là: có hay không sự tác động của kinh tế thị trường đối với sự suy

thoái của văn hoá truyền thống? Kinh tế thị trường đặt ra những thách thức gì cho văn hoá

truyền thống?…

Giả thuyết cho đề tài có thể là:

- Kinh tế thị trường tác động tiêu cực đến những giá trị truyền thống;

- Kinh tế thị trường vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến các giá trị truyền thống;

- Kinh tế thị trường được định hướng xã hội chủ nghĩa vì vậy không tác động tiêu cực đến các

giá trị truyền thống.

Trong 3 giả thuyết trên, người nghiên cứu nên chọn một giả thuyết để thực hiện việc chứng

minh luận điểm khoa học của mình.

5.1.8. Các bước hình thành gi thuyết

Việc hình thành một giả thuyết bao giờ cũng gắn với vấn đề khoa học và theo các bước sau đây:

Một phần của tài liệu Ebook Kỹ năng mềm PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, PGS. TS Phạm Đình Nghiệm (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)