Từ chỗ những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng, xã hội được phân định, giải quyết theo uy tín, vị thế của người hoặc những người năm giữ quyền lực, cho đến sự áp đặt mang tính chủ quan, dần dần người ta thấy cần phải có những quy định thể hiện ý chí chung với cách thức thực hiện chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khi đã hình thành nên hệ thống chính quyền với những cá nhân làm công tác xét xử chuyên nghiệp thì vẫn cần có sự tham dự của những người đại diện cho dân chúng nhằm đảm bảo sự công bằng, thuyết phục rộng rãi. Bởi xét cho cùng, việc giải quyết các mẫu thuẫn, vi phạm về hình sự, bên cạnh mục đích trừng trị, trấn áp kẻ phạm tội, còn mang ý nghĩa răn đe, giáo dục trong cộng đồng xã hội.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ đầu đời Hạ (2197–1766 trước Công nguyên)2 được xác định là mở đầu thời kỳ có thật ở Trung Quốc, việc cai trị đã theo chế độ “ngũ thanh thính trị” (lời Mạnh Tử): “Cho phép dân tự do được quyền kêu ca (góp ý về trị quốc đánh trống; góp ý về đạo lý đánh chuông; cần có việc gì làm đánh mõ; có chuyện gì lo âu, đánh khánh; có kiện tụng đánh trống nhỏ” [119, tr.35]. Các luật hình sự được làm trong giai đoạn trị vì của Hạng Vũ (nhà Hạ) được cho là
2
Địa bàn nhà Hạ được xác định là từ phía Tây tỉnh Hà Nam và phía Nam tỉnh Sơn Tây, men theo Hoàng Hà đi về phía Đông (gồm các vùng Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây) của Trung Quốc hiện nay. Từ vua Khải (con Vũ) đến Kiệt có 16 vua, trong 13 đời. Theo sách “Trúc thư kỷ niên”, từ Vũ đến Kiệt là 471 năm, còn theo sách “Tam thông lịch” thì chỉ kéo dài 432 năm.
đã có tới 3.000 điều. Cùng với đó, Bộ luật Hamurapi3
, xuất hiện tại Babylon cách nay gần 4.000 năm, đã có nhiều nội dung liên quan đến hệ thống tư pháp, việc xét xử và hình phạt. Trong khi đó, cách nay khoảng 2.500 năm, tại Athens, các đạo luật hà khắc của Draco4 được thi hành suốt hai thế kỷ trước khi có bộ luật “công bằng” của Salon5 cùng với nền dân chủ Hy Lạp. Dù đây là những bộ luật do nhà cầm quyền soạn ra, nhưng có thể thấy từ thời Hy Lạp cổ đại đã hiện diện những giá trị liên quan đến bảo vệ quyền con người [119, tr.71].
Đại diện quần chúng tham gia bảo vệ quyền lợi cho người dân cũng đã xuất hiện ở đế chế La Mã từ thế kỷ V trước Công nguyên với tên gọi “quan hộ dân” 6. Theo đó, các quan hộ dân do giới bình dân chọn ra để đại diện và bảo vệ họ trong các vụ kiện. Mô hình này tồn tại cho đến thế kỷ V sau Công nguyên.
Kautilya (còn gọi là Chanakya hay Vishnugupta), một triết gia Ấn Độ (khoảng 350-283 trước Công nguyên) đã viết: “Chỉ có luật pháp mới bảo đảm cuộc sống và phúc lợi cá nhân… Sức mạnh của riêng hình phạt, khi được thực thi một cách công bằng tương ứng với mức độ phạm tội và bất chấp kẻ bị trừng phạt là con vua hoặc kẻ thù, là để bảo vệ xã hội này và xã hội sau”. Còn nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle (384-322 trước Công nguyên) thẳng thắn chỉ ra rằng: “Trong bất kỳ nhà nước nào cũng cần phải có những yếu tố bắt buộc: cơ quan làm ra luật có trách nhiệm trông coi việc nước, các cơ quan thực thi pháp luật và các tòa án”. Mặc dù,
3 3
Bộ luật Hamurapi - văn bản luật cổ nhất còn được bảo tồn, được tạo lập ra khoảng thập niên 1760 trước Công nguyên bởi vị vua thứ sáu của Babylon là Hamurapi (trị vì khoảng 1796 TCN–1750 TCN) ban hành.
4
Draco - nhà lập pháp Hy Lạp cổ đại, sống vào thế kỷ 7 trước Công nguyên. Ông là người đã cho ban hành một bộ luật hợp pháp thành văn đầu tiên tại thành bang Athena, cực kỳ hà khắc được một quan tòa duy nhất thực thi. Từ những việc Dracon làm, sau này tiếng Anh có thêm từ "draconian" để chỉ sự tàn bạo được sử dụng nhằm mô tả những đạo luật hà khắc.
5
Salon (638-558 trước Công nguyên) là một trong bảy nhà thông thái của Hy Lạp cổ đại. Ông được mệnh danh là “Nhà lập pháp của Athens” vì đã tiến hành nhiều cải cách thể chế và mang lại quyền cho người dân. Salon là người đầu tiên thiết lập cơ quan giám sát việc ban hành luật là Viện nguyên lão gồm 28 người, để xem xét và phê chuẩn các luật do Hội đồng Dân chúng ban hành. Nhiệm vụ chính của Viện nguyên lão là nhằm kiểm soát sự vội vàng thái quá của dân chúng.
6
Sau cuộc nổi dậy vào năm 494 trước Công nguyên, giới bình dân ở La Mã đã lựa chọn những người điều hành gọi là “quan hộ dân” (Tribune plebis) để đại diện cho lợi ích của mình. Ban đầu quan hộ dân chỉ gồm 2 người, nhưng tới năm 450 trước Công nguyên tăng lên 10 người. Các quan hộ dân có ba đặc ân rất quan trọng: 1) bảo vệ những người bình dân trong bất kỳ vụ kiện nào; 2) phủ quyết bất kỳ đạo luật nào do Viện nguyên lão ban hành; 3) quyền bất khả xâm phạm trong thời gian đương nhiệm. Chức vụ quan hộ dân tồn tại đến thế kỷ V sau Công nguyên, nhưng nó không còn giữ được vai trò và quyền lực như trước đó.
sau đó ông chia hoạt động nhà nước làm ba thành tố: nghị luận, chấp hành và xét xử, nhưng mới chỉ là những gợi mở chung mà chưa đi sâu vào cơ chế tổ chức, hoạt động và quan hệ giữa các thành tố này [61, tr.22].
Được xem là “cha đẻ” của thuyết tam quyền phân lập, John Locke (triết gia người Anh) và Montesquieu (nhà tư tưởng nổi tiếng người Pháp) là những người có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tư tưởng độc lập xét xử. John Locke luôn đề cao vai trò quan trọng của các thẩm phán trong xã hội văn minh và từng tuyên bố về việc xây dựng các đạo luật với quyền khiếu nại đến các thẩm phán độc lập là điều cần thiết. Montesquieu trong cuốn sách “Bàn về tinh thần pháp luật” đã coi độc lập xét xử như một trong những nguyên tắc của xã hội dân chủ, tự do. Ông viết: “Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một viện nguyên lão, thì sẽ không còn gì là tự do nữa, vì người sợ rằng chính ông ta hay viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán đối với quyền sống và quyền tự do của công dân, quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì ông quan tòa sẽ có sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết”[151, tr.137-138].
Trong cuốn sách “Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội” của N.M.Voskresenskaia và N.B Davletshina, các tác giả cho rằng, một trong các quyền tự do quan trọng nhất của công dân trong chế độ dân chủ được thể hiện ở một tòa án công bằng. “Để có những phán quyết không thiên vị, người ta thường mời các hội thẩm tham gia khi đưa ra phán quyết về tội trạng của một người nào đó. Người ta thường nghĩ rằng các công dân bình thường (không phải là các chuyên gia – quan tòa) ít bị mua chuộc hơn, họ ít bị phụ thuộc vào thù lao vật chất hơn. Người Hy Lạp cổ đại dùng rất nhiều hội thẩm; số lượng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phiên tòa nhưng bao giờ cũng là số lẻ. Mỗi hội thẩm có hai viên sỏi, một trắng và một đen. Mỗi người bỏ một viên vào hòm; nhiều đen hơn là có tội. Quan tòa sẽ tuyên án phù hợp với quy định của pháp luật” [152, tr.74-75].
Những năm gần đây, có nhiều văn kiện, tuyên bố quốc tế và công trình nghiên cứu nêu bật về tầm quan trọng của độc lập xét xử và sự công bằng của tòa án. Trong đó có thể kể đến: Các nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc về độc lập xét xử của ngành tòa án thông qua vào tháng 9/1985 tại Milan (Italia); Tuyên bố Bắc Kinh về các nguyên tắc độc lập xét xử ở khu vực Lawsia, thông qua tháng 8/1995, sau đó được sửa vào năm 1997 tại Manila (Philippin) và các tài liệu của Liên hợp quốc được gọi là Nguyên tắc Bangalore về ứng xử của cơ quan tòa án (2002) với phần bình luận về những nguyên tắc này (2007). Thậm chí, độc lập trong xét xử thể hiện qua hoạt động của con người còn được nhấn mạnh: “Tư pháp độc lập chính là tiền đề để pháp luật được hóa thân một cách trọn vẹn vào người làm công tác xét xử (tòa án)”[150, tr.17].
Qua đó để thấy, quan điểm tư tưởng về độc lập xét xử và sự tham gia của người dân vào hoạt động xét xử đã được nghiên cứu, phát triển từ lâu. Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa và thể chế chính trị khác nhau mà việc nhận thức, quy định đại diện nhân dân tham gia xét xử ở mỗi nước cũng khác nhau.