triển của cơ chế đại diện nhân dân trong tố tụng hình sự
Trong số các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, vấn đề công dân tham gia vào hoạt động xét xử đến nay vẫn được bàn đến khá nhiều, nhưng tùy theo quan điểm và hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước mà có cách nhìn nhận, quy định và áp dụng thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, trong xã
hội dân chủ thì sự độc lập của tư pháp là vô cùng quan trọng và việc tham gia của người dân vào hoạt động xét xử đã xuất hiện từ lâu trên thế giới.
Cuốn sách “Bàn về tinh thần pháp luật” của Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch), do Nxb Thời đại phát hành năm 2019, không chỉ là tác phẩm kinh điển về triết học, luật học thể hiện quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền, mà còn khẳng định tính độc lập xét xử được xem như một trong những nguyên tắc của xã hội dân chủ, tự do.
Trong cuốn sách “Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội” của
N.M.Voskresenskaia, N.B Davletshina (Phạm Nguyên Trường dịch) được Nxb Tri thức ấn hành năm 2008, các tác giả nhận định, một trong các quyền tự do quan trọng nhất của công dân trong chế độ dân chủ được thể hiện ở một tòa án công bằng. N.M.Voskresenskaia, N.B Davletshina khẳng định, từ xa xưa, người Hy Lạp cổ đại đã dùng rất nhiều hội thẩm, số lượng này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phiên tòa nhưng bao giờ cũng là số lẻ.
Cuốn sách “Sự chuyển dịch cả hệ thống pháp luật tư (tái bản lần thứ 3)” của tác giả John H. Merryman, do Nxb Stanford U in năm 2007, đã nêu ra một trong những quan điểm được nhiều chuyên gia pháp luật thừa nhận là tính cưỡng chế pháp lý cao hơn của các phán quyết của tòa.
Vai trò đại diện nhân dân trong hoạt động tư pháp, xét xử cũng đã được thể hiện từ rất sớm và cụ thể trong quan điểm của các lãnh tụ, nhà nghiên cứu cộng sản. Trong đó, có thể kể đến các công trình: V.I Lênin toàn tập (tập 36) do Nxb Tiến bộ Matxcơva xuất bản năm 1997; cuốn sách “Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền” của L. B. Aleksandriya được Nxb Tiến bộ Matxcơva xuất bản năm 1991; cuốn sách “Những đặc trưng mang tính bản chất của quyền tư pháp” của L.A. Vosposposiya do Nxb Stavropol phát hành năm 2003; Luận án phó tiến sĩ có đề tài “Các vấn đề pháp lý của quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp ở Kư-rgư-xtan”
củaT.I. Zheneva năm 2006.
Các công trình đều chỉ ra những điểm chung, đó là vai trò của người dân trong tố tụng nói chung và trong TTHS nói riêng đã được hình thành và phát triển từ lâu trên thế giới. Đại diện nhân dân tham gia xét xử các vụ án hình sự là biểu hiện của tinh thần dân chủ, sự thận trọng, nghiêm ngắn trong quy trình tố tụng và phán
quyết của tòa án. Quan điểm và quy định của cơ chế đại diện nhân dân trong TTHS luôn được quan tâm, nghiên cứu, để rồi từ các quan điểm, nhận thức khác nhau, nó trở thành những nguyên tắc chung được các quốc gia ủng hộ, thừa nhận trong quá trình xây dựng pháp luật và áp dụng thực hiện.