nhiệm của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự
HTND ở Việt Nam là một chức danh tư pháp, làm nhiệm vụ xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án. Do đó, HTND có các nhiệm vụ và quyền hạn mang tính đặc thù, điều này khác với quy định về chế độ bồi thẩm đoàn. Cùng với đó, pháp luật cũng quy định hội thẩm có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, trực tiếp tham gia xét xử vụ án, không được từ chối nếu không có lý do chính đáng khi được phân công xét xử, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi, phải giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật; phải tham gia bồi dưỡng pháp luật, kỹ năng xét xử; giữ mối quan hệ với nhân dân; chịu sự quản lý của các tổ chức, cơ quan liên quan; gương mẫu trong sinh hoạt và chịu sự giám sát của nhân dân... Mặt khác, hội thẩm còn phải thực hiện quy chế của Đoàn hội thẩm, báo cáo công tác cá nhân với tổ chức, cơ quan quản lý. Thực tiễn pháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HTND là khá rộng và ngày càng cụ thể. Hàng chục năm qua, hầu hết các HTND đã nỗ lực, có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng vào hoạt động xét xử nói chung và đấu tranh phòng chống các loại tội phạm ở nước ta.
HTND nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho tòa án theo quy định của pháp luật [67], [125]. Thực tiễn
cho thấy, chỉ những trường hợp quá rõ ràng do vi phạm pháp luật, còn lại rất hiếm khi hội thẩm bị xem xét kỷ luật và chịu trách nhiệm khi có những sai sót do mình gây ra. Trường hợp hội thẩm thiếu trách nhiệm, tìm cách không thực hiện đúng yêu cầu đặt ra rất khó khăn, còn nếu vi phạm đến mức phải xử lý thì cũng phải trải qua nhiều thủ tục, quy trình giải quyết với sự tham gia của nhiều tổ chức, cơ quan. Có không ít hội thẩm vì các lý do khác nhau nên thoái thác nhận nhiệm vụ khi được phân công xét xử, có trường hợp tham gia chiếu lệ hoặc không thực hiện nghiêm túc, đúng nhiệm vụ của mình,… Chưa kể, do chịu sự chi phối từ bên ngoài hoặc do năng lực yếu, ngại va chạm nên HTND còn trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần dẫn đến tình trạng án hình sự kéo dài, gây oan sai, nhưng việc quy trách nhiệm và xử lý rất khó khăn. Đơn cử, một trong những vụ việc đã được báo chí phản ánh khá nhiều, đó là vụ án Đào Xuân Phương “cố ý gây thương tích” do tòa án hai cấp ở tỉnh Thái Nguyên xét xử kéo dài suốt 10 năm nhưng vẫn gây tranh cãi. Ở vụ án này, không tính đến gần 20 lần hoãn xét xử, tòa án hai cấp TP. Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên đã xử 4 vòng, trong đó 4 phiên tòa cấp sơ thẩm TP. Thái Nguyên đều xử Đào Xuân Phương có tội do ý kiến của các hội thẩm, dù thẩm phán chủ tọa phiên tòa khẳng định chưa đủ căn cứ buộc tội [110]. Nói rõ hơn, trong các phiên tòa xét xử sơ thẩm, mặc dù các thẩm phán chủ tọa đều biểu quyết không có tội, nhưng HĐXX vẫn tuyên có tội theo kết quả biểu quyết của các hội thẩm10.
Lịch sử hoạt động tố tụng ở Việt Nam đến nay chưa có hội thẩm nào phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến hoạt động xét xử. Thậm chí, có những trường hợp sai phạm do công tác xét xử gây ra rất nghiêm trọng, nhưng chỉ có thẩm phán phải chịu trách nhiệm. Điển hình như vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn
10 10
Đào Xuân Phương bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Thái Nguyên ra quyết định khởi tố về tội “Gây rối trật tự công cộng” ngày 31/8/2009 theo yêu cầu của người bị hại liên quan đến vụ việc xẩy ra tại tổ 14, phường Phú Xá, TP. Thái Nguyên ngày 9/4/2008. Ngày 10/9/2009, Cơ quan cảnh sát điều tra có quyết định thay đổi sang tội danh “Cố ý gây thương tích”. Trong thời gian bị tạm giam liên tục suốt 5 năm (2009-2014), Phương liên tục kêu oan, không tìm được vật chứng, hồ sơ vụ án bị sửa chữa, bị hại và người làm chứng liên tục thay đổi lời khai,…. Trong quá trình đó, TAND Thái Nguyên đã phải họp ba cơ quan tư pháp của tỉnh, rồi thỉnh thị lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và TAND tối cao. Như vậy, saugần 20 lần trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, hơn 10 phiên tòa được mở ở 2 cấp trải qua 4 vòng xét xử với 10 nămkéo dài, phiên tòa phúc thẩm cuối cùng đã kết tội Phương 5 năm tù đúng với thời gian tạm giam trước đó, nhưng bản án vẫn chưa thuyết phục dư luận.
(Bắc Giang) sau khi được phát hiện thì chỉ một mình thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm bị khởi tố về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, mà các hội thẩm tham gia xét xử các phiên tòa trước đó không một ai bị kỷ luật11. Đến nay dù pháp luật đã có những bổ sung, điều chỉnh, nhưng quy định vẫn chung chung, rất khó xác định về sai phạm (nếu có) để quy trách nhiệm đối với hội thẩm khi tham gia xét xử.
Nguyên nhân dẫn đến việc HTND không hoặc không thể thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn và việc ít phải chịu trách nhiệm pháp lý trong TTHS hiện nay, có thể rút ra như sau:
Thứ nhất, theo quy định, khi được phân công xét xử, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán, nhưng pháp luật không quy định cụ thể hội thẩm phải nghiên cứu hồ sơ vụ án như thế nào, trách nhiệm cụ thể của hội thẩm trong việc tuân thủ quy định này ra sao,… Do đó, khả năng xem xét, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về vụ án, nhất là trong việc lượng hình, quyết định hình phạt, trách nhiệm dân sự, bồi thường theo pháp luật rất khó đảm bảo. Chưa kể, đối với các vụ án phức tạp, phải chịu áp lực lớn từ bên ngoài dẫn đến hội thẩm e ngại, sợ trách nhiệm, thiếu tự tin khi đưa ra quan điểm riêng của mình. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hội thẩm thường phó thác, ỷ lại, trông chờ vào thẩm phán.
Khi trả lời câu hỏi khảo sát: “Yếu tố chính khiến vai trò, nhiệm vụ của hội thẩm nhân dân khó đạt như yêu cầu là do đâu?” thì chỉ có 6% cho rằng do “Pháp luật quy định”, còn 53% đánh giá do “Ý thức và năng lực của hội thẩm” và do “Sự chi phối từ thực tế” chiếm 41% [113] (Biểu đồ 3.2, Phụ lục, tr.11). Kết quả này cho thấy, lý do khiến vai trò, nhiệm vụ của HTND không được như các yêu cầu đặt ra trong xét xử hình sự hiện nay không phải do pháp luật quy định mà hầu hết là bởi ý thức, năng lực của hội thẩm cùng các yếu tố chi phối từ thực tế.