11 Ông Nguyễn Thanh Chấn (sinh năm 1961 tại Bắc Giang) bị kết án tù chung thân về tội giết người do một vụ án mạng diễn ra vào tháng 3/2003 ở xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang Ông
3.2.5. Thực tiễn chế độ, chính sách đảm bảo hoạt động cho hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự
dân trong tố tụng hình sự
Nhằm đảm bảo các điều kiện để hội thẩm làm nhiệm vụ, pháp luật nước ta đã có những quy định về chính sách, chế độ đối với hội thẩm. Trước hết, sau khi được bầu, HTND được cấp chứng minh, trang phục, được bồi dưỡng về nghiệp vụ, tham gia tổng kết công tác xét xử của tòa án; thứ hai, hội thẩm là cán bộ, công chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị; thứ ba, hội thẩm được hưởng thù lao trong quá trình tham gia xét xử. Thậm chí để đảm bảo cho hoạt động xét xử, pháp luật quy định, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Cùng với đó, hội thẩm còn có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước, y ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của MTTQ, các tổ chức và công dân khi làm nhiệm vụ. Ngoài ra, hội thẩm còn có quyền tham gia Đoàn hội thẩm, được tạo điều kiện trong quá trình công tác cũng như xem xét khen thưởng khi đạt thành tích,... Những quy định này không những tạo điều kiện để HTND làm nhiệm vụ mà còn góp phần bảo đảm để hội thẩm yên tâm công tác, thực hiện vai trò của mình.
Tuy nhiên, thực tế việc thực hiện chế độ, chính sách bảo đảm hoạt động cho HTND hiện nay vẫn có nhiều bất cập, gây khó khăn, vướng mắc. Có thể nêu ra một vài vấn đề như sau:
Thứ nhất, việc tạo điều kiện về thời gian hoạt động của hội thẩm vẫn chưa được bảo đảm. Khoản 2 Điều 32 Pháp lệnh về thẩm phán và HTND quy định “hội thẩm là cán bộ, công chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị”, nhưng thực tế phần lớn hội thẩm hiện nay ở nước ta đang làm việc kiêm nhiệm. Cơ cấu HTND cấp tỉnh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhiệm kỳ 2016- 2021 cho thấy, chỉ có các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có HTND là người hưu trí chiếm tỷ lệ cao, còn lại đều dưới 10%. Cụ thể: trong nhiệm kỳ 2016- 2021, số HTND cấp tỉnh là hưu trí của các tỉnh chiếm tỷ lệ khá thấp, như Quảng Trị (2/15), Bình Thuận (2/22), Điện Biên (1/29), Thanh Hóa (1/32), thậm chí có các tỉnh không có HTND cấp tỉnh là hưu trí, như: Bắc Cạn, Bến Tre, Thừa Thiên-Huế. Trong khi đó, tỷ lệ HTND cấp tỉnh kiêm nhiệm nhiệm kỳ 2016-2021 ở Hà Nội 59/100, TP. Hồ Chí Minh 62/88, Cần Thơ 27/36, Bình Định 27/33, Gia Lai 28/32, Hà Giang 20/26, Tuyên Quang 18/23, Bắc Giang 23/26, Bình Thuận 20/22, Điện Biên 28/29, Thanh Hóa 31/32, còn HTND cấp tỉnh kiêm nhiệm chiếm tỷ lệ 100% gồm các tỉnh: Bắc Cạn (22/22), Bến Tre (27/27), Thừa Thiên – Huế (21/21) (Xem:
Bảng 3.16, Phụ lục, tr.9-10). HTND là người đang công tác, làm việc chiếm tỷ lệ cao sẽ thuận lợi vì họ có sức khỏe, khả năng nhận thức, quan hệ, nhưng lại hạn chế về điều kiện, thời gian làm việc. Nhiệm vụ và công việc chính của các HTND kiêm nhiệm gắn liền với điều kiện làm việc, thu nhập, việc đánh giá liên quan đến chế độ lương thưởng, thăng tiến tại cơ quan, đơn vị họ đang công tác. Trong khi với mức thù lao làm việc của HTND thấp, các biện pháp xử lý đối với trường hợp không làm nhiệm vụ hội thẩm, những sai phạm của hội thẩm trong quá trình xét xử hiện vẫn chưa đầy đủ, rõ ràng là điều điều khiến họ phải cân nhắc. Do đó, cùng với các cơ chế khác có phần chưa thuận lợi, nếu có lý do làm ảnh hưởng đến công tác chuyên môn hoặc cảm thấy phức tạp, hội thẩm sẽ tìm cách từ chối tham gia vụ án cho dù đã được chánh án tòa án phân công mà không có biện pháp xử lý cụ thể.
Thứ hai, đến nay việc đánh giá, tôn vinh của xã hội đối với những đóng góp của hội thẩm cho cộng đồng chưa thực sự được quan tâm, nhìn nhận đúng mức. Theo quy định thì HTND được cấp chứng minh HTND, trang phục và được bồi
dưỡng về nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của tòa án, nhưng những quy định này thường không được đáp ứng, thực hiện kịp thời, nhất quán nên chưa thể hiện sự tôn nghiêm của HTND trong HĐXX. Hội thẩm là những người có điều kiện, trình độ, hoàn cảnh làm việc, công tác khác nhau, trong khi các tài liệu tập huấn nhiều khi còn sơ sài hoặc dập khuôn, không sát với mong muốn và yêu cầu, đội ngũ giảng viên thường là các cán bộ chủ chốt của tòa án không phải ai cũng có nghiệp vụ sư phạm. Chưa kể, kinh phí tập huấn, bồi dưỡng của tòa án hạn chế, việc quản lý bồi dưỡng lỏng lẻo nên không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Điều này không những làm ảnh hưởng đến việc cập nhật kiến thức pháp lý, kỹ năng xét xử của hội thẩm mà còn làm giảm đi tính trang nghiêm, hiệu quả của công tác xét xử.
Thứ ba, pháp luật hiện nay quy định hội thẩm được hưởng chế độ bồi dưỡng khi làm nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ hoặc xét xử. Nhưng mức bồi dưỡng 90.000 đồng/ngày cho hội thẩm khi thực hiện nhiệm vụ hội thẩm hiện nay là quá thấp so với mặt bằng thu nhập chung. Trong khi, cùng là thành viên HĐXX, có quyền và nhiệm vụ ngang nhau, nhưng thẩm phán ngoài chế độ lương, còn được hưởng phụ cấp công vụ, phụ cấp trách nhiệm nghề,…. Chưa tính, ngay chế độ bồi dưỡng cũng vẫn chỉ quy định một mức chung, khá thấp so với mặt bằng thu nhập chung, mà chưa xem xét đến điều kiện sinh hoạt, làm việc của các hội thẩm ở những địa bàn, khu vực khác nhau giữa thành thị, miền núi; tính chất, mức độ phức tạp của hội thẩm khi tham gia xét xử vụ án hình sự so với hội thẩm khi tham gia xét xử án hành chính, dân sự. Đó là chưa kể đến việc nhận thù lao, các chế độ còn phiền hà, trải qua nhiều khâu, thủ tục. Các HTND được xem xét khen thưởng, tôn vinh, nhưng trong điều kiện làm việc kiêm nhiệm và cùng một lúc chịu sự quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức nên việc thực hiện còn chưa kịp thời, thống nhất. Do đó, có thể nói, các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần dành cho hội thẩm nói chung và hội thẩm trong TTHS chưa tương xứng và phù hợp với tính chất đặc thù nghề nghiệp khiến hội thẩm còn có cảm giác bị phân biệt so với nhiều nghề nghiệp, công việc khác.
Thứ tư, pháp luật cũng chưa quy định các biện pháp bảo vệ hội thẩm và những người thân của họ trong những trường hợp cần thiết. Thực tế đã có nhiều
trường hợp hội thẩm và những người thân của họ bị các đối tượng xúc phạm, đe dọa, trả thù. Tình trạng các đương sự và người thân của họ gây rối tại tòa án, rồi thẩm phán, hội thẩm bị đe dọa, xúc phạm, hành hung liên quan đến hoạt động xét xử diễn ra khá nhiều ở nước ta trong thời gian qua. Những bài viết đã được đăng trên các báo, đài, mà chỉ cần gõ trên google.com là xuất hiện lập tức, như: “Tấn công chủ tọa gây náo loạn tòa án”; “Tấn công thẩm phán, đánh gãy tay nguyên đơn”; “Hàng chục đối tượng tấn công thẩm phán ngay tại phiên tòa”; “Khi thẩm phán bị “khủng bố” và tấn công”; “Khi thẩm phán tuyên án xong phải „hứng‟… mũ bảo hiểm”, rồi “Khởi tố người nhắn tin dọa giết thẩm phán”; “Đặt mìn nhà thẩm phán”,… phần nào cho thấy tính chất phức tạp của tình hình và việc bảo vệ an ninh cho thẩm phán, hội thẩm hiện nay vẫn chưa được đảm bảo.
Ngoài ra, còn phải kể đến những tồn tại, khó khăn về cơ sở vật chất hiện nay ở nhiều tòa án; nhận thức của xã hội và chính các cơ quan, tổ chức vẫn chưa đúng, chưa đủ về vai trò, nhiệm vụ của HTND trong xét xử và tố tụng. Cùng với đó, quy trình giải quyết, bảo đảm các chế độ, chính sách dành cho HTND, sự chồng chéo trong quản lý, việc đánh giá, tôn vinh, khen thưởng đối với hội thẩm nhiều khi cũng chưa phù hợp, do đó chưa trở thành một trong những yếu tố khích lệ, động viên hội thẩm làm nhiệm vụ.
Kết luận Chƣơng 3
Trải qua hơn 70 năm, dù tên gọi là “phụ thẩm” trong giai đoạn đầu hay “hội thẩm” như hiện nay, nhưng chế định HTND ở nước ta luôn được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và duy trì thực hiện.
Trong thời gian qua, nhiều hội thẩm đã có những đóng góp quan trọng vào hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm; là cầu nối vững chắc giữa quần chúng nhân dân với tòa án, giúp cho quá trình tố tụng được thực thi. Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn hoạt động cho thấy, đến nay, các văn bản quy định về chế định HTND vẫn chưa thực sự đầy đủ, tập trung; việc thực hiện các quy định, giải quyết các cơ chế chính sách đối với HTND chưa tương xứng, kịp thời; vai trò hoạt động của đội ngũ hội thẩm nói chung và HTND trong TTHS bộc lộ những hạn chế, thiếu sót. Điều này không những làm cho mục đích, ý nghĩa của cơ chế đại diện nhân dân trong quản lý nhà nước, cụ thể là trong hoạt động tư pháp, xét xử chưa được phát huy như mong muốn. Có thể rút ra một vài nhận xét, đánh giá như sau:
Thứ nhất, theo thống kê, đến nay ngoài Hiến pháp, còn có 9 văn bản luật và dưới luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế định HTND, nhưng vẫn chưa được hệ thống, pháp điển để có một đạo luật riêng về hội thẩm. Chúng ta đã xây dựng được đội ngũ hội thẩm đông đảo, với 17.299 hội thẩm (trong đó có 16.913 HTND và 386 hội thẩm quân nhân) [4]. Tuy nhiên số lượng này chưa phải đã nhiều nếu so với số vụ án có HTND tham gia xét xử hàng năm. Chưa tính, do chủ yếu làm việc kiêm nhiệm, HTND được bầu theo nhiệm kỳ nên để đảm bảo các nguyên tắc xét xử theo quy định của Hiến pháp năm 2013 khó có thể đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Trong cơ cấu thành phần hội thẩm hiện nay có đến 99,95 % hội thẩm đại diện cho 7% dân số Việt Nam là cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng hưu trí, nhưng chỉ có 0,03% hội thẩm đại diện cho 93% dân số còn lại tham gia hoạt động xét xử của tòa án [4]. Mặt khác, khi tham gia xét xử, bên cạnh yếu tố thời gian, điều kiện làm việc, kiến thức pháp luật, chế độ đãi ngộ,... thì không phải hội thẩm nào cũng hội được các vấn đề về kiến thức xã hội, lĩnh vực chuyên môn hoặc hiểu biết về tâm lý, hoàn cảnh thực tế của người bị buộc tội cũng như các vấn đề liên quan đến vụ án. Do đó, không ít trường hợp HTND xem xét vấn đề và đưa ra quan điểm không sát thực, yếu tố đại diện cho người dân tham gia xét xử không được phát huy như mong muốn.
Thứ hai, phán quyết cuối cùng của tòa án phải dựa vào kết quả tranh tụng tại tòa và như vậy, yêu cầu đặt ra là khá cao về bản lĩnh, nghiệp vụ chuyên môn đối với những người tiến hành tố tụng, nhất là các thành viên trong HĐXX. Trong khi pháp luật đòi hỏi thẩm phán phải có tiêu chuẩn cao về chuyên môn, nghiệp vụ cùng với những quy định hết sức chặt chẽ về quy trình bổ nhiệm, quản lý thì HTND về cơ bản vẫn không đòi hỏi cao về kiến thức pháp lý và chuyên môn nghiệp vụ. Phần lớn HTND lâu nay vẫn xem việc tham gia xét xử là công việc kiêm nhiệm, thường thì khi có các vụ án mà đương sự, bị cáo có liên quan đến các lĩnh vực nào đó, hội thẩm sẽ được mời tham gia xét xử. Nhưng do các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện làm việc của hội thẩm vẫn chạn chế thì việc để hội thẩm và thẩm phán có quyền ngang nhau khi xét xử rất khó đảm bảo chất lượng trong các phán quyết của tòa án.
Thứ ba, việc quản lý HTND hiện nay còn khá lỏng lẻo, động lực để hội thẩm tham gia giải quyết vụ án là không cao vì lợi ích cũng như trách nhiệm của họ trong các vụ án cũng không phải là vấn đề lớn nên rất khó ràng buộc. HTND do nhiều tổ chức cơ quan tham gia quản lý, giám sát nhưng đến nay vẫn không có cơ quan nào phải chịu trách nhiệm về sai phạm của hội thẩm. Biện pháp chế tài cao nhất đối với sai phạm của hội thẩm là truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng quy định này hoàn toàn thiếu các căn cứ pháp lý và thực tế áp dụng. Trong trường hợp hậu quả do các hội thẩm gây ra nếu bị phát hiện khi đó sẽ có nhiều lý do để biện minh, như trình độ, năng lực có hạn, điều kiện, thời gian nghiên cứu hồ sơ, xét xử bị chi phối;...
Thứ tư, cùng với kiến thức, năng lực và sự chi phối về điều kiện xét xử, các hội thẩm còn lo ngại về trách nhiệm nên không phải bao giờ và lúc nào cũng có thể toàn tâm toàn ý thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó, do yếu tố nhận thức và quy định còn bất cập liên quan đến việc bảo đảm để HTND thực hiện nhiệm vụ nên địa vị pháp lý, vai trò của HTND vẫn chưa được thể hiện đầy đủ. Chưa kể, HTND là đối tượng dễ bị các đối tượng tác động, chi phối. Hiện vẫn có nhiều bản án sơ thẩm bị kháng cáo, tình trạng án kéo dài và những vụ việc oan sai, có dấu hiệu oan sai trong TTHS, trong đó không ít trường hợp do yếu tố hội thẩm, thậm chí nhiều người dân cho rằng HTND chỉ là người thừa hành của thẩm phán, HTND tham gia xét xử chỉ mang tính hình thức.
Chƣơng 4