11 Ông Nguyễn Thanh Chấn (sinh năm 1961 tại Bắc Giang) bị kết án tù chung thân về tội giết người do một vụ án mạng diễn ra vào tháng 3/2003 ở xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang Ông
4.2.4. Đảo đảm để hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong tố tụng hình sự
trách nhiệm trong tố tụng hình sự
Mặc dù pháp luật quy định, trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tỷ lệ hội thẩm cao hơn thẩm phán, HĐXX quyết định theo đa số, nhưng thực tế cho thấy, khi bản án bị kháng cáo, kháng nghị hoặc xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm, thậm chí oan, sai, thì chỉ thẩm phán được giao giải quyết vụ án là người phải chịu trách nhiệm, còn hội thẩm dường như “vô can”.
Các quy định thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HTND hiện vẫn chung chung và chưa thể hiện rõ trách nhiệm của hội thẩm đối với quá trình giải quyết vụ án mà họ tham gia. Ngay việc thống kê chất lượng xét xử, TAND tối cao cũng mới chỉ đặt ra đối với thẩm phán chứ không đặt ra với hội thẩm. Có trường hợp vụ án phức tạp, hội thẩm không có đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ nên bị động, nhưng bên cạnh đó lại có nhiều hội thẩm từ chối tham gia xét xử với lý do cá nhân, hội thẩm tham gia xét xử vụ án không hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn, có khi phiên tòa phải hoãn nhiều lần do thiếu hội thẩm. Để khắc phục tình trạng này, cần quan tâm giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất, rà soát lại các văn bản quy định, chú trọng đến việc chuẩn hóa các tiêu chí, thủ tục bầu, công tác quản lý hội thẩm, đồng thời quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của HTND trong TTHS. Cụ thể, việc lựa chọn hội thẩm tham gia xét xử thực hiện theo quy trình: khi vụ án cần HTND tham gia, chánh án TAND đề nghị về số lượng, yêu cầu; Đoàn hội thẩm tiến hành lựa chọn theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên trong số các hội thẩm là thành viên của Đoàn để lấy hội thẩm chính thức và hội thẩm dự khuyết. Đoàn hội thẩm căn cứ theo năng lực chuyên môn (nghề nghiệp), điều kiện của các HTND để hình thành các nhóm hội thẩm theo lĩnh vực phù hợp, khi có yêu cầu của TAND mời hội thẩm tham gia xét xử án hình sự sẽ căn cứ vào tính chất vụ án để ưu tiên lựa chọn, bốc thăm đối với các nhóm phù hợp với tính chất đặc thù của vụ án.
Thứ hai, do phần lớn hội thẩm là kiêm nhiệm, do đó chánh án TAND các địa phương cần có mối quan hệ thường xuyên với cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức tham gia HTND. Cần có quy định về tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công chức là HTND trong nhiệm kỳ hoạt động để làm căn cứ kỷ luật, khen thưởng, tăng lương trước thời hạn. Sự phối hợp giữa TAND, Đoàn hội thẩm với cơ quan HTND đang làm việc góp phần tăng cường quản lý, tạo điều kiện để HTND làm nhiệm vụ, đồng thời giúp cho việc xem xét đánh giá công tác của hội thẩm chính xác, hiệu quả. Việc thay đổi vị trí công tác của HTND trong suốt nhiệm kỳ (5 năm) là khó tránh, do đó cần có sự phối hợp giữa thủ trưởng đơn vị nơi hội thẩm công tác và nơi sinh sống của HTND với TAND, y ban MTTQ Việt Nam, HĐND cùng cấp, Đoàn hội
thẩm để có sự linh hoạt, kịp thời, phù hợp trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật HTND.
Thứ ba, HTND là một trong những người tiến hành tố tụng, nhưng những hành vi tố tụng nào hội thẩm được làm hoặc phải thực hiện kèm theo các biện pháp xử lý trước, trong, sau phiên tòa như thu thập chứng cứ, tìm hiểu về vụ án, kiến nghị với các cơ quan, tổ chức ra sao vẫn chưa được quy định đầy đủ, cụ thể. Do đó, cần có quy định đối với những hành vi của HTND trong quá trình xét xử và tố tụng khác. Cùng với việc quy định về thời gian tối thiểu để HTND nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu về vụ án sau khi được phân công xét xử cần tạo điều kiện để HTND có phòng làm việc tại TAND, đồng thời giám sát khả năng HTND khi tham gia xét xử đối với mỗi vụ án. Để hạn chế tình trạng “chữa cháy” HTND cũng như do áp lực của cơ quan, đơn vị quản lý khiến hội thẩm từ chối tham gia xét xử vụ án hình sự, cần bổ sung quy định “HTND không được từ chối làm nhiệm vụ hội thẩm khi được phân công tham gia xét xử vụ án, trừ trường hợp bất khả kháng (do tình trạng sức khỏe, yếu tố khách quan hoặc phải thay đổi)”.
Thứ tư, cần quy định cụ thể hơn về những việc hội thẩm không được làm, những trường hợp hội thẩm sẽ bị bãi nhiệm, kỷ luật (ví dụ: hội thẩm chưa đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ pháp luật, 1 năm không tham gia bồi dưỡng kiến thức bắt buộc sẽ không được tham gia xét xử; hội thẩm 2 năm liên tục không tham gia bồi dưỡng kiến thức bắt buộc, 6 tháng không tham gia danh sách lựa chọn xét xử hoặc quá 2 lần từ chối tham gia xét xử mà không có lý do chính đáng sẽ bị xem xét kỷ luật hoặc bãi nhiệm tư cách hội thẩm). Bên cạnh việc quy định đầy đủ hơn về hoạt động tố tụng đối với HTND, cần có cơ chế đảm bảo để HTND thực hiện nhiệm vụ của mình khi cần tìm hiểu về vụ án (thời gian, kinh phí, lực lượng hỗ trợ,…). Chú trọng, bổ sung vấn đề này không những sẽ thể hiện rõ hơn vai trò của HTND trong TTHS, góp phần giúp tòa án giải quyết vụ án được khách quan, hiệu quả, mà còn tạo điều kiện để HTND có trách nhiệm và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Ngoài ra, hiện nay pháp luật cũng chưa quy định về việc HTND phải tuyên thệ sau khi được bầu và thực hiện vai trò “quan tòa”. Điều này không những làm cho phiên tòa có phần giảm đi sự nghiêm túc, mà còn khiến các hội thẩm coi nhẹ trách nhiệm của mình. Do vậy, pháp luật nên quy định và thực hiện thủ tục HTND phải tuyên thệ sau khi được bầu và HTND, thẩm phán phải tuyên thệ trước khi xét xử.