NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 33)

Khái niệm về hội thẩm nhân dân

Trong lịch sử tư pháp Việt Nam từ năm 1945 đến nay, thuật ngữ chính thức được dùng để chỉ người (những người) đại diện nhân dân tham gia xét xử tại tòa án hoặc tham gia tố tụng là “phụ thẩm”, “hội thẩm”1. Thực chất, “phụ thẩm”, “hội thẩm” là các cụm từ ghép có gốc Hán tự (Trung Quốc). Ngay trong cuốn Từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh – một trong những cuốn từ điển đồ sộ, được tái bản nhiều lần - cũng không đưa ra định nghĩa “hội thẩm” cụ thể là gì, mà giải thích nghĩa riêng rẽ của hai từ này. Theo đó, “hội” có nghĩa là việc gặp gỡ, họp nhau của người có ý tứ, sự tình hợp nhau để làm việc; “thẩm” được hiểu là “biết rõ tình hình - khảo xét kỹ càng - xử đoán”. Căn cứ vào nghĩa hai từ đó, có thể hiểu “hội thẩm” là người thấu suốt tình lý tham gia vào việc xử án. Trong khi đó, Từ điển pháp lý (Dictionnaire juridique) của Pháp định nghĩa, trong ngôn ngữ pháp lý tố tụng, thuật ngữ “hội thẩm” được sử dụng để chỉ những người có thẩm quyền, thành lập và hoạt động theo thể thức tập thể, hỗ trợ thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Thuật ngữ này còn được dùng để chỉ tất cả những ai tham gia vào việc đưa ra các quyết định (phán quyết), bao gồm cả những thành viên không chuyên nghề xét xử trong một số thiết chế tư pháp như tòa án thương mại, tòa án về những vụ việc liên quan đến an sinh xã hội hay tòa án về những vấn đề nông thôn. Từ điển Larousse giải thích nguồn gốc từ “hội thẩm” (Assesseur) trong tiếng Pháp bắt nguồn từ thuật ngữ “Assessor” của tiếng Latinh, có nghĩa là “giúp đỡ hoặc đưa ra lời khuyên”. Các tác giả Từ điển

1

“Phụ thẩm”, “hội thẩm” còn có những cách gọi cụ thể khác như: “phụ thẩm nhân dân”, “hội thẩm nhân dân”, “hội thẩm tòa án nhân dân”, “hội thẩm nhân dân tòa án nhân dân”, “hội thẩm quân nhân” (trong tòa án quân sự). Trong phạm vi nội dung đề tài nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến “hội thẩm” (HTND hay hội thẩm TAND) trong TTHS (không bao gồm hội thẩm quân nhân). “Phụ thẩm” tồn tại từ năm 1945 đến năm 1950, kể từ khi có Sắc lệnh số 85-SL ngày 22/5/1950 thì “phụ thẩm” được gọi là “hội thẩm” với một số nhận thức và quy định cụ thể [89].

Một phần của tài liệu Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)