Vai trò của quần chúng nhân dân trong quản lý nhà nước và hoạt động tư pháp với những biểu hiện đặc trưng trong chế độ XHCN. Trên cơ sở kế thừa các tư tưởng tiến bộ và từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, từ thế kỷ XIX, quan điểm về dân chủ, nhà nước pháp quyền, vai trò của người dân đã được xác lập theo một đường hướng mới trong Chủ nghĩa Mác–Lênin. Đại diện sớm nhất cho lý luận này là Karl Marx (Các Mác)7, khi ông cho rằng: “Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì con người; ở đây sự tồn tại của con người là luật pháp, trong khi đó thì dưới các hình thức khác khác của chế độ nhà nước, con
7 7
Karl Marx (Các Mác) (1818–1883) – nhà triết học người Đức. Ông là “cha đẻ” của Chủ nghĩa xã hội khoa học và cùng với F. Engels (Ph. Ăng-ghen) (1820-1895) khai sinh ra Chủ nghĩa Mác– Lênin.
người là tồn tại được quy định bởi pháp luật. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ là như vậy” [136, tr.350].
Mô hình nhà nước kiểu mới, do nhân dân làm chủ xuất hiện trong Công xã Pari ở Pháp vào năm 1871, nhưng nó chỉ hình thành đầy đủ từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây được coi là một trong những mô hình mới khi các tầng lớp nhân dân được tham gia rộng rãi, trực tiếp vào công việc quản lý nhà nước và hoạt động xét xử. Điều này được V.L Lênin khẳng định: “Sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, chúng ta phải tự mình xét xử. Toàn thể công dân không trừ một ai đều phải tham gia xét xử và quản lý nhà nước” [155, tr.66-67]. Thực vậy, ngay sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, ngày 22/11/1917, bằng Sắc lệnh số 1 về Tòa án của Hội đồng Dân ủy do V.L Lênin làm Chủ tịch đã được ban hành [79, tr.4]. Hệ thống tòa án cũ bị xóa bỏ và thay vào đó là hệ thống tòa án mới mang bản chất dân chủ và nguyên tắc HTND tham gia xét xử đã được thiết lập, như khẳng định của Lênin “Cách mạng tháng Mười đã hoàn thành và hoàn thành thắng lợi. Để thay đổi tòa án cũ, cuộc cách mạng đã thiết lập tòa án mới có tính chất nhân dân… Xây dựng trên nguyên tắc là các giai cấp bị bóc lột và chỉ có giai cấp ấy tham gia quản lý nhà nước” [155, tr.199].
Mô hình tòa án mới với sự tham gia rộng rãi của nhân dân sau đó phát triển ở nước trong phe XHCN ở Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam,… Pháp luật các nước XHCN đều quy định, bên cạnh hệ thống tòa án là hệ thống viện kiểm sát nhân dân, quá trình xét xử của tòa án thực hiện theo hai cấp, chế độ thẩm phán bầu. Cùng với các tòa án chuyên trách còn có các tổ chức quần chúng, như tòa án đồng chí ở các nước XHCN thuộc Đông Âu hay tổ chức hòa giải ở Việt Nam. Trong cuốn sách “Thuật ngữ pháp lý phổ thông” (tập 1) do I.A.Azovkin và tập thể các nhà khoa học pháp lý Xô viết khác thực hiện, được Nxb “Sách pháp lý” ấn hành năm 1973, được dịch và công bố ở Việt Nam năm 1986, ở mục “Hội thẩm nhân dân” ghi: “Việc xét xử các vụ án tại các tòa án cấp sơ thẩm do một thẩm phán và hai HTND tiến hành. Công dân Liên Xô có quyền bầu cử và đủ 25 tuổi có thể được bầu làm hội thẩm nhân dân” [17, tr.10]. Cụ thể, “Ở Liên Xô, HTND tòa án cấp thấp nhất do các công dân ở ở nơi họ làm việc hoặc cư trú bầu ra bằng cách biểu quyết công khai với nhiệm kỳ bằng nửa nhiệm kỳ của thẩm phán” [59, tr.23]. Theo đó có thể thấy chế
định hội thẩm tại Liên Xô (cũ) và các nước XHCN trước đây có những điều tương