Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp việt nam những năm tới (Trang 33 - 36)

2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Kể từ khi Việt Nam chúng ta hội nhập trở lại với kinh tế thế giới, từ chỗ, chúng ta chỉ chủ yếu xuất khẩu qua 2 thị trường trung gian là Hồng Kông và Singgapo, ngày nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt ở hơn 60 quốc gia và lãnh thổ trên khắp các châu lục. Trong đó, các thị trường chính phải kể đến, đó là : Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, ASEAN. Trước hết, thị

trường Mỹ là một thị trường có sức mua lớn với giá trị cao, nhưng phải qua sự kiểm soát của cơ quan quản lý thực phẩm Hoa Kỳ. Năm 1999, hàng thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ mới đạt 130 triệu USD; năm 2000 lên 201 triệu USD, tăng 2,31 lần. Năm 2002, giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã đạt 648 triệu USD, tăng so với năm 1999 là 4,62 lần. Thị trường Mỹ từ năm 2001-2002 đã chiếm ngôi đầu bảng với tỷ trọng chiếm khoảng gần 32% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu chính của ta sang Mỹ vẫn là tôm, cá. Năm 2001, xuất khẩu tôm chiếm tới 63,7% tổng lượng và 80% tổng giá trị thuỷ sản tới Mỹ. Cá tra và cá basa Việt Nam chiếm tới 94,7% lượng “catfish” nhập khẩu vào Mỹ. Cua, ghẹ là những mặt hàng lợi thế của Việt Nam để tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tới thị trường này. Cá ngừ, đặc biệt là cá ngừ vây vàng là những mặt hàng có lượng và giá trị xuất khẩu cao. Với thị trường Nhật Bản, 20 năm qua Nhật vẫn là thị trường nhập khẩu thuỷ sản với khối lượng lớn từ Việt Nam, bởi vậy đã có 150 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật năm 1999 đạt 353 triệu USD, năm 2002 đạt 538 triệu USD, chiếm tỷ trọng gần 27% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường lớn thứ 3 và cũng là thị trường được đánh giá là tiềm năng đối với mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu giao thương với Trung Quốc. Năm 1999, giá trị thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này là 99 triệu USD. Đến năm 2002, con số này là 314 triệu USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của Việt Nam. Cộng đồng chung Châu Âu EU, gồm 15 quốc gia với 376 triệu dân cũng là một thị trường lớn và rất quan trọng đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, bởi lẽ nếu chinh phục được thị trường khó tính như EU cũng có nghĩa là có rất nhiều triển vọng để xâm nhập thành công váo các thị trường khác. Việt Nam chính thức xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU từ năm 1997. Theo số liệu năm 2001, giá trị xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này đạt trên 106,7 triệu USD, tăng khoảng 8%, trong đó nhiều nhất là tôm chiếm 50% (52,4 triệu USD), cá 47%, còn lại là mực và bạch tuộc. Đến năm 2002, thị trường EU chiếm 6% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của

Việt Nam. Tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc trong năm 2001 đạt gần 101 triệu USD, tăng 124% so với năm 2000, chiếm 5,6% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của Việt Nam. Khó có thể hình dung trong năm 2001, thị trường này lại có sự phát triển đến như vậy. Chỉ riêng thị trường này trong năm 2001 đã có tổng giá trị nhập khẩu gần bằng thị trường 15 nước EU. Số liệu năm 2002, Việt Nam đã xuất sang Hàn Quốc 113 triệu USD. Đáng chú ý, đây là thị trường có dân số không nhiều, nhưng sức tiêu thụ đứng hàng thứ 5 trong các thị trường thuỷ sản của Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và đã vượt trên cả EU với 15 nước thành viên trong năm 2002. Các thị trường như Đài Loan, ASEAN cũng là những thị trường chính đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Sau 2 năm 1999 và 2000, xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta vào thị trường Đài Loan ở mức trên 50 triệu USD, đến năm 2001 đã đạt tới 93,5 triệu USD, tăng gần 80% so với năm trước. Trong khi đó thị trường ASEAN chiếm 6% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong năm 2002.

Bảng 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2002 Thị trường xuất khẩu

thuỷ sản của Việt nam

Năm 2002 So với năm 2001 (%) Khối lượng

(tấn)

Giá trị (triệu USD)

Khối lượng Giá trị

Mỹ 98.665 655,655 +39,1 +34,1 Nhật Bản 96.251 537,968 25,2 15,5 Trung Quốc + HK 77.175 302,361 +13,2 -4,6 ASEAN 29.183 79,529 +27,9 +22,5 EU 31.368 84,404 +2,6 -21,1 Các nước khác 111.400 363,005 +24,6 +8,7 Tổng cộng 444.043 2.022,821 +23,7 13,8 Nguồn : Tạp chí Thương Mại Thuỷ Sản 2/2003

Nói chung, có thể nhận định rằng, trong thời gian qua, ngành thuỷ sản Việt Nam đã có từng bước đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, giữ vững được thị phần vào các thị trường truyền thống, tăng cường và tìm cách thâm nhập vào thị trường mới, thị trường thu nhập cao và bước đầu đã có vị trí vững chắc tại những thị trường này. Đây là

những tín hiệu khả quan cho Ngành Thuỷ sản của chúng ta trong thời gian vừa qua để có thể mạnh dạn hướng tới các thị trường khác trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp việt nam những năm tới (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w