Thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp việt nam những năm tới (Trang 49)

5. ĐẶC ĐIỂM CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CHÍNH CỦA VIỆT NAM

5.2. Thị trường Mỹ

5.2.1. Khái quát chung.

Thị trường Mỹ có quy mô có thể sánh ngang với thị trường Nhật và Châu Âu, 2 nước và châu này tiêu thụ phần lớn lượng hải sản của thế giới. Hiện nay Mỹ có thị trường nhập khẩu tôm rộng lớn đứng thứ 2 trên thế giới sau Nhật và tương lai ngày càng gia tăng. Điểm nổi bật trong thời điểm hiện nay đối với thị trường thuỷ sản ở Mỹ, đó là thị trường này đang phát triển theo chiều hướng tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, dẫn đến thâm hụt ngoại thương tăng vụt. Theo Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc (FAO), 76% sản lượng thuỷ sản tiêu thụ tại Mỹ là thuỷ sản nhập khẩu. Nếu không nhập khẩu, thực đơn của các nhà hàng sẽ bớt đi các món ăn thuỷ sản, các quầy thuỷ sản trong siêu thị sẽ biến mất, đồng thời gây thiệt hại cho các nhà cung cấp thuỷ sản nội địa. Đây chính là thời kỳ thuận lợi cho các nước xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Thị trường này có thể mua tất cả các loại sản phẩm từ đắt tiền đến rẻ tiền cũng như là từ khắp nơi trên thế giới. Như đã biết, thị trường Mỹ từ năm 2001 đã chiếm ngôi đầu bảng với tỷ trọng chiếm khoảng 32% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của Việt Nam. Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính của ta sang Mỹ là tôm, cá, cua ghẹ và cá ngừ, ...

5.2.2. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ.

Mỹ là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai thế giới (sau Nhật Bản) và có chiều hướng tăng đêù trong nhiều năm qua. Năm 1992, Mỹ nhập khẩu 6,02 tỷ USD thuỷ sản, năm 1995 tăng lên 7,14 tỷ USD, năm 1998 là 8,45 tỷ USD và năm 1999 là 9,3 tỷ USD. Trước năm 1998, nhập khẩu tôm vào Mỹ thấp hơn Nhật Bản, nhưng kể từ năm 1998 Mỹ đã vượt lên thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất trên thế giới. Đối với Việt Nam, tôm và cá vẫn là những mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của chúng ta vào thị trường này, trong đó các mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn trong năm 2002 là : tôm các loại (33.200 tấn), các tra và cá basa (7.800 tấn), cá ngừ các loại (1.200 tấn). Mặt hàng nhập khẩu lớn thứ hai vào thị trường Mỹ là cá ngừ đóng hộp.

Nhập khẩu cá ngừ đóng hộp vào thị trường này chủ yếu chủ yếu là từ các nước Đông Nam Á gồm Thái Lan (57%), Philippine (25%) và Inđônêxia (11%). Cá ngừ đóng hộp là mặt hàng tiêu thụ lớn thứ 3 về khối lượng trong các nhóm mặt hàng thực phẩm, nhưng trong thòi gian gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu giảm sút. Mặt hàng nhập khẩu lớn thứ 3 ở Mỹ là cá hồi (chủ yếu là cá hồi nuôi Đại Tây Dương) với giá trị nhập khẩu trung bình hàng năm là 727 triệu USD, tiếp theo là tôm hùm với 719 triệu USD. Hiện nay, có đến trên 100 nước xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Có thể nói đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu rất đa dạng về mặt hàng, về giá trị cũng như chất lượng. Hiện nay Mỹ nhập khẩu tới hơn 17 loại sản phẩm tôm khác nhau từ loại tôm cỡ nhỏ đến tôm cỡ 71-90, từ tôm khai thác tự nhiên đến tôm nuôi, từ tôm nước ấm đến tôm nước lạnh, từ tôm biển đến tôm nước ngọt, từ tôm nguyên liệu đến tôm ăn liền. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được ký kết, thị trường Mỹ đã có xu hướng mở rộng đối với các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên do một số lượng hàng hoá nhất định vào Mỹ thông qua thương nhân thứ ba, nên thực tế kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ còn cao hơn. Bộ Thương mại dự đoán mức tăng sẽ ở mức khoảng 30-35%/năm và đầu năm 2005 kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ sẽ đạt 2,8 đến 3 tỷ USD.

5.2.3. Đặc điểm khách hàng và người tiêu dùng Mỹ.

Thị trường thuỷ sản của Mỹ là một thị trường rất có tiềm năng bởi khả năng tiêu dùng cao của người dân nước này. Theo điều tra của một số nhóm chuyên gia nước ngoài, tiêu thụ thuỷ sản của Mỹ đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, trong khi nguồn cung trong nước lại giảm dần. Người Mỹ mỗi lúc càng quan tâm đến sản phẩm thuỷ sản hơn, đặc biệt là sản phẩm thuỷ sản có giá trị cao và sản phẩm cao cấp ngày càng mở rộng. Lý do chủ yếu là do sự thay đổi thói quen tiêu dùng thực phẩm của Mỹ. Cũng như người Châu âu, người Mỹ có thói quen tiêu dùng thực phẩm gia súc, gia cầm,.. song gần đây người Mỹ nhận thấy thuỷ sản không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn tránh được một số bệnh do ăn quá nhiều mỡ từ thịt gia súc và không gây béo phì. Nhu cầu về chất lượng thuỷ sản ở Mỹ cũng cao nhưng không

khắt khe như ở Châu Âu. Người Mỹ tiêu dùng các loại thuỷ sản cao cấp và trung bình cho nên nó không chỉ tạo cơ hội cho những nhà xuất khẩu lớn mà cả những nhà xuất khẩu cỡ trung bình và nhỏ. Ngoài ra yếu tố mẫu bao bì sản phẩm cũng có tác dụng tốt để gia tăng doanh số bán nên các công ty thường chú trọng khâu này. Có thể nói, người Mỹ rất thân thiện, trung thực, vui vẻ và luôn yêu thích công việc của mình. Họ có thể vui đùa rất nhiều về những vấn đề không liên quan đến công việc. Họ rất thân thiện, tuy nhiên họ cũng mong muốn được thấy kết quả, thông tin và nói về thị trường. Nếu khách hàng giao hàng đúng hẹn và chính xác, họ sẽ là những người bạn tốt, còn ngược lại, khách hàng sẽ bị ghét bỏ và không đáng tin cậy. Một điều quan trọng mà những nhà xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta nên lưu ý, đó là về khách hàng Mỹ. Đó là những thương nhân hoạt động thường xuyên trong một môi trường thương mại cao. Họ là những người có tính cách cá nhân và không mang tính cộng đồng như người Nhật Bản vốn còn mang bản chất Á Đông. Khách hàng Mỹ ít khi trao đổi thông tin với nhau hay cùng làm việc với nhau trên thương trường, còn người Nhật thì ngược lại. Do đó sẽ khó khăn hơn đối với một nhà xuất khẩu Châu Á để có thể hiểu được điều gì thúc đẩy khách hàng Mỹ mua hay không mua hàng, ngoại trừ giá cả - là điều mà một số nhà xuất khẩu luôn sai lầm khi nghĩ đó là động lực duy nhất tác động đến người Mỹ. Ngoài ra, những nhà xuất khẩu cần biết rằng người Mỹ luôn mong muốn giao tiếp bằng tiếng Anh, đó là ngôn ngữ quốc tế và họ cũng mong muốn hầu hết các đối tác làm ăn với họ sẽ sử dụng ngôn ngữ này.

5.2.4. Các vấn đề cản trở trong buôn bán thuỷ sản với Mỹ.

Trước hết, trở ngại hết sức khó khăn đối với các nhà xuất khẩu yếu nói chung và như Việt Nam nói riêng đó là hàng rào phi thuế quan của Mỹ. Ngoài ra các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta còn phải cạnh tranh gay gắt với các nhà xuất khẩu mạnh khác trên thế giới, bởi lẽ Mỹ là một thị trường lớn và rất đa dạng. Trong khi đó mọi người luôn nghĩ rằng HACCP là “giấy chứng nhận xuất khẩu” mà nhà xuất khẩu cần có để công ty của họ được chấp nhận hoặc hàng hoá của họ được xuất khẩu. Đối với khách hàng Mỹ, HACCP là yêu cầu pháp lý phải được thẩm định trước khi xuất hàng. Đó chính là một trong những trở ngại về an toàn thực phẩm khi xuất hàng

thuỷ sản sang Mỹ. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, những tranh chấp về ghi nhãn cá da trơn cùng vụ kiện bán phá giá cá tra/basa đã gây ra những tâm lí không ổn định đối với các nhà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam khi làm ăn với thị trường này. Riêng đối với mặt hàng tôm - mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu chính của thị trường Hoa Kỳ cũng có những trở ngại. Có thể nói vấn đề ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu tôm của các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng là sự có mặt ở mức báo động, liên tục tái diễn của khuẩn “Salmonella” trong các lô hàng xuất khẩu của các nước này. Do hiện tượng nhiễm vi khuẩn này ở Châu á cùng với việc kiểm tra kỹ lưỡng của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đối với các lô hàng nhập khẩu vào Mỹ, nên yêu cầu dường như mang tính sống còn là phải hợp tác chặt chẽ hơn giữa người mua và người bán trong việc phát hiện mối nguy an toàn thực phẩm từ trại nuôi đến suốt quá trình sản xuất cùng với dây chuyền bảo quản lạnh.

5.3. Thị trường EU.

5.3.1. Một số đặc điểm chung về nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của thị trường EU.

Xu hướng thay đổi thói quen tiêu dùng thực phẩm của người Châu Âu đã mở ra một thị trường tiêu thụ thuỷ sản rộng lớn tạo khả năng to lớn cho việc xuất khẩu vào Châu Âu. Cách đây hơn 10 năm, người Châu Âu ít quan tâm đến thuỷ sản. Trong bữa ăn họ đánh giá thấp giá trị và tác dụng thực phẩm của chúng. Nhưng thực tế ngày càng cho thấy thuỷ sản là có hàm lượng Protêin cao, hàm lượng Chorestien thấp. Do đó xu hướng rõ rệt chuyển sang dùng loại thực phẩm này thay cho ăn bơ, đường, sữa, gia súc, gia cầm.. Hiện thời mức tiêu thụ thuỷ sản trong khối EU vào khoảng 20 kg/người/năm và tăng đều hàng năm khoảng 3%. Nhu cầu về thuỷ sản cao cấp của người Châu Âu lớn và khả năng thanh toán của họ khá rộng rãi. Châu Âu phần lớn là các nước có nền công nghiệp phát triển và mức sống của người dân cao. Từ lâu người Châu Âu chỉ ưa chuộng những sản phẩm cao cấp và rất quan tâm đến vệ sinh thực phẩm. Như vậy công ty nào có khả năng cung cấp những sản phẩm có giá trị cao thì sẽ có cơ hội thuận lơị cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang Châu Âu. Ngoài ra giá cả trên thị trường này cũng khá cao (cao hơn từ 15-20% so với thị trường Châu Á) do nhu cầu về chất lượng và khả năng thanh toán lớn của người Châu Âu. Các

siêu thị, nhà hàng tiêu thụ một lượng tôm rất lớn vì người Châu Âu nổi tiếng về thói quen đi ăn hiệu và nhà hàng, hơn nữa sản phẩm của các nhà xuất khẩu sẽ dễ hấp dẫn Châu Âu nếu sản phẩm đó có mẫu mã bao bì đẹp hấp dẫn, vì người Châu Âu có thói quen ăn uống hay thay đổi và rất sành ăn. Do môi trường luật pháp của Châu Âu hết sức nghiêm ngặt đối với các nhà xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu trong cộng đồng cũng như sản phẩm nhập khẩu phải được kiểm tra thống nhất. Với hàng nhập, các nước xuất phải có đủ cơ quan thẩm quyền công nhận. Cơ quan này phải lập danh sách các cơ sở được duyệt cho phép xuất khẩu và chỉ các sản phẩm của cơ sở đó mới được phép nhập vào EU. Như vậy, các xí nghiệp tại các nước xuất khẩu phải có điều kiện sản xuất tương đương như các xí nghiệp cuả các nước nhập khẩu và phải được cơ quan thanh tra chất lượng của liên minh châu âu công nhận trước khi cấp sổ đăng xuất hàng vào Châu Âu.

5.3.2. Sản phẩm thuỷ sản sinh thái đối với thị trường Châu Âu.

Ngày nay, các sản phẩm thuỷ sản sinh thái (hay hữu cơ) không còn xa lạ với người tiêu dùng. Tuy nghề nuôi thuỷ sản sinh thái tương đối mới so với các nghề trồng rau, hoa quả, lạc, ngũ cốc sinh thái và nghề nuôi bò, gà , ... theo nguyên tắc sinh thái, nhưng có nhiều loài thuỷ sản như cá hồi, cá hồi núi, cá chẽm, cá tráp, cá bẹm và tôm đang là đối tượng nuôi của nghề này. Xu hướng hiện nay của người tiêu dùng trên khắp thế giới, nhất là ở Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ là hướng tới các sản phẩm thực phẩm an toàn nói chung (sản phẩm thuỷ sản nói riêng) và sạch hơn do đã xảy ra các vụ khủng hoảng về thực phẩm như bệnh bò điên, dư lượng thuốc trừ sâu và vấn đề về sinh vật chuyển gien. Một nghiên cứu về người tiêu dùng Châu Âu cho thấy, 56% sẵn sàng trả giá đắt hơn từ 15% trở lên, 33% đồng ý trả đắt hơn đến 15%. Tỷ lệ người tiêu dùng mua thuỷ sản sinh thái với mục đích góp phần bảo vệ thiên nhiên cũng tăng trong vài năm qua : 17% người tiêu dùng thường xuyên mua, 51% đôi khi mua, nâng tổng tỷ lệ người tiêu dùng mua lên 68%. Lý do chọn các sản phẩm này cũng khác nhau : 74% người tiêu dùng chọn vì quan tâm đến sức khoẻ, 58% vì lý do môi trường và 23% vì hương vị ngon hơn. Nhiều năm qua, ý thức bảo vệ môi trường trên thế giới, nhất là ở các nước Châu Âu, ngày càng được nâng cao. Ở Châu Âu hiện nay, từ

“môi trường” không còn là xu hướng mà còn là tiêu chuẩn trong đàm phán thương mại. Các nhà xuất khẩu ở ngoài Châu Âu phải tuân thủ những quy định và điều luật về môi trường để có thể xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này.

5.3.3. Sơ lược diện mạo một số thị trường thủy sản lớn của EU.

* Thị trường Pháp : - 90% số hộ gia đình ở quốc gia này tiêu thụ hải sản thường xuyên hàng năm. - Sản phẩm được ưa chuộng nhất là cá ngừ, tôm, cá ngừ đóng hộp và loại thân mềm. - Nhu cầu về tôm đặc biệt tăng cao trong giai đoạn trước lễ Giáng sinh và lên cao điểm vào dịp lễ Phục sinh. * Thị trường Đức :- Mức tiêu thụ thuỷ sản thấp hơn dân số, đạt 1,1 triệu tấn năm 2002. Tiêu thụ bình quân đầu người đạt 13,4 kg và ước tính sẽ tăng lên 15kg/người/năm vào năm 2005. - Xu hướng ở quốc gia này là thích sản phẩm đóng hộp và chế biến, sẵn sàng đón nhận những sản phẩm mới có thể làm thay đổi thói quen mua bán bảo thủ của họ, 70% số tiền mua thuỷ sản của các hộ gia đình được chi tiêu tại nhà hàng. - Người dân đất nước này ưa chuộng hải sản vùng nước lạnh, tôm chế biến, trong đó tôm đóng hộp chiếm 60% tổng lượng nhập khẩu. Ngoài ra, cá hồi là sản phẩm được quảng cáo mạnh nhất ở thị trường Đức và ngày càng được người tiêu dùng quan tâm. - Sản phẩm thuỷ sản chủ yếu được tiêu thụ bởi các đối tượng như : người giàu, người già, những người thích ăn ngon và những người độc thân. * Thị trường Italia : - Quốc gia này là thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất EU, nguồn nhập khẩu chủ yếu từ các nước đang phát triển gồm tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc và hào. - Mức tiêu thụ bình quân đầu người đạt 7,9 kg/người/năm. - Hải sản tươi sống và đông lạnh được ưa chuộng nhất, chiếm hơn 50% tổng sản phẩm tiêu thụ của các hộ gia đình. - Không chấp nhận hải sản chế biến ở nước ngoài, nhu cầu thường tăng cao nhất là vào các dịp hè và trước Giáng sinh. * Thị trường Tây Ban Nha : - Thị trường tiêu thụ hải sản nhập khẩu từ các nước đang phát triển lớn nhất trong khối EU. - Mức tiêu thụ bình quân đạt 38 kg/người/năm. - Thuỷ sản tươi sống và đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn kiêng và các món ăn truyền thống như cá ngừ, tôm, cá trích, mực, sò, hến. - Nhu cầu nhập khẩu cao các mặt hàng tôm đông lạnh, cá ngừ đông lạnh hoặc bảo quản. * Thị trường Anh : - Là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 4

trong khối EU, nhập khẩu từ các nước đang phát triển chủ yếu là tôm và cá ngừ đông lạnh. - Mức tiêu thụ bình quân là 7,4 kg/người/năm. - Người dân nước này đặc biệt thích các loại cá vùng nước lạnh như cá tuyết, cá efin. - Mức tiêu thụ các loại

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp việt nam những năm tới (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w