Một số thách thức khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp việt nam những năm tới (Trang 45 - 46)

5. ĐẶC ĐIỂM CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CHÍNH CỦA VIỆT NAM

5.1.1. Một số thách thức khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), do đó chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của Tổ chức này. Các mặt hàng nhập khẩu được quản lý bằng hạn ngạch không nhiều nhưng nước này lại sử dụng khá nhiều hàng rào phi thuế quan dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt cả về giá cả lẫn chất lượng. Hơn nữa, với xu hướng tự do hoá về thương mại và đầu tư trên thế giới cũng như những chính sách và cơ chế quản lý của Chính phủ Nhật đang ngày càng được nới lỏng, trong những năm tới các nhà xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ phải đương đầu với những thử thách và cạnh tranh quyết liệt. Ngoài ra, thị trường Nhật Bản đặc biệt chú trọng vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản nhập khẩu với một mức độ không thua kém những đòi hỏi của EU. Không chỉ đơn giản dừng ở chứng nhận HACCP, chính phủ Nhật còn đưa ra một loạt các quy định khác nhau về vệ sinh và nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng thuỷ sản. Quan trọng hơn, Nhật Bản còn rất coi trọng vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển, dẫn đến các quy định rất khó chịu về nguồn gốc khai thác và nuôi trồng của sản phẩm chế biến. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản bỡ ngỡ và lúng túng trong các thương vụ. Về thủ tục nhập khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản, Chính phủ nước này đòi hỏi phải hoàn thành một số quy định nhất định cần lưu ý như sau : - Việc nhập khẩu có thể sẽ phải chịu sự kiểm soát của Luật Kiểm soát Ngoại thương, Trao đổi ngoại tệ và Luật Vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, theo luật Vệ sinh thực phẩm, chất tạo màu đỏ cho thịt một số loài cá không phải là một phụ gia được phép sử dụng. - Luật kiểm dịch : thuỷ sản có vỏ và cá tươi được nhập khẩu từ các khu vực bị nhiễm cholera phải chịu sự kiểm tra về cholera theo Luật Kiểm dịch. - Các thủ tục dán nhãn : Yêu cầu về dán nhãn do Luật vệ sinh thực phẩm quy định, trong đó tôm, cua sống, tươi, ướp đông lạnh thường không được xử lý như các thực phẩm khác về phương diện thể thức.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp việt nam những năm tới (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w