Giải pháp về chiến lược giá cả trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp việt nam những năm tới (Trang 75 - 77)

3. GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN

3.2.Giải pháp về chiến lược giá cả trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam

khẩu loại cá này vào Mỹ. Giới tiêu dùng Mỹ đã quen dùng cá basa của Việt Nam. Đây là một lợi thế lớn để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm này vào Mỹ, nhưng cần nhanh chóng khắc phục về thương hiệu của sản phẩm này để lượng cá tra và cá basa xuất khẩu được tăng lên trong thời gian tới. Đối với thị trường Nhật Bản, Thuỷ sản Việt Nam (đặc biệt là tôm) xuất khẩu sang đất nước châu á này đang được giới tiêu dùng đánh giá cao. Hầu hết tôm, mực đông lạnh của Việt Nam chào bán đều được khách hàng Nhật Bản mua hết. Trong thời gian tới, với thị trường này, các doanh nghiệp thuỷ sản của ta cần tận dụng lợi thế đang có để đầu tư phát triển mặt hàng chủ lực là tôm các loại. Ngoài ra, các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu khác cũng phải đạt được chất lượng tốt nhất. Thị trường EU là một trong những thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm thuỷ sản cao nhất. Với xu hướng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sinh thái hiện nay ở Châu Âu, ngoài các sản phẩm xuất khẩu truyền thống như tôm đông, cá đông, cá hộp, mực, thịt tôm hỗn hợp, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý phát triển những sản phẩm thuỷ sản có chất lượng tốt nhất với ý nghĩa bảo vệ môi trường tích cực. Với các thị trường khác như Trung Quốc hay ASEAN, chúng ta cũng cần phải có những giải pháp phát triển một số nhóm hàng chủ lực để đẩy mạnh xuất xuất khẩu thuỷ sản vào các quốc gia này. Với mỗi thị trường với những đặc tính khác nhau, các doanh nghiệp cần phải có những nhóm sản phẩm chủ lực ưu tiên cho xuất khẩu.

3.2. Giải pháp về chiến lược giá cả trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản củaViệt Nam. Việt Nam.

Điều cần thiết trước tiên là phải có phương pháp tính giá phù hợp đảm bảo, một khi mức giá thực tế được ấn định, mọi chi phí cá biệt, các điều kiện thị trường và mục tiêu xuất khẩu đều được cân nhắc một cách thoả đáng trên nguyên tắc giá phải bù đắp

chi phí và có lãi. Trước hết các doanh nghiệp cần phải xác định giá vốn thuỷ sản xuất khẩu trên cơ sở giá ở mức bình thường với các chi phí chế biến, lưu thông xuất khẩu hợp lý và kết hợp các yếu tố cung, cầu. Việc định giá của doanh nghiệp xuất khẩu nên được sử dụng như một công cụ thúc đẩy tích cực bằng cách cho hưởng : - Các khoản chiết khấu và giảm giá - Giảm giá đối với những khách hàng thường xuyên nhập khẩu hay với số lượng lớn- Giá cả nên duy trì thống nhất đối với các thị trường mục tiêu : + Đối với các mặt hàng thuỷ sản có chất lượng tương đối cao như : song, hồng, cam, giò, vược, măng, bống, bớp,... thì giá nên so sánh với giá xuất khẩu của Thái Lan - nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu của thế giới. + Đối với các sản phẩm thuỷ sản có chất lượng trung bình và thấp thì các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta nên so sánh với giá bán của Trung Quốc, Ấn Độ ,... Ngoài việc tính toán xác định giá vốn thuỷ sản xuất khẩu cần áp dụng chiến lược giá đối với từng khu vực và thị trường mục tiêu. - Đối với các thị trường lớn và đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao như Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, chúng ta có thể áp dụng mức giá cao hơn so với các khu vực thị trường khác nhưng không được cao hơn giá của các đối thủ cạnh tranh chính như Thái Lan, Trung Quốc, ... Những khu vực và quốc gia này là những thị trường thuỷ sản rất khốc liệt, bởi lẽ có rất nhiều nước xuất khẩu tham gia vào khu vực thị trường này. Nếu giá xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta không đảm bảo cạnh tranh thì sẽ rất khó để có thể tồn tại và đứng vững. - Đối với các thị trường như Trung Quốc, ASEAN, .... các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cần tham khảo giá bán chung của các nước xuất khẩu khác vào khu vực thị trường này để áp dụng mức giá phù hợp nhất, cố gắng tăng giá xuất khẩu cho ngang bằng với các đối thủ trong điều kiện vẫn có thể đảm bảo cạnh tranh. Về điều kiện bán hàng : Trong tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thường chào hàng bằng giá FOB, điều này gây bất lợi cho phía Việt Nam vì đã không tận dụng được phí chuyên chở xuất khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nên hướng tới mục tiêu bán hàng bằng giá CIF trong tương lai gần, bởi lẽ hàng năm Việt Nam luôn xuất khẩu thủy sản với khối lượng rất lớn. Về điều kiện thanh toán : Các công ty xuất khẩu thuỷ sản sẽ tăng nhanh được kim ngạch xuất khẩu

nếu thay vì trả trước bằng tiền mặt, chúng ta sẽ áp dụng thanh toán bằng tín dụng, tuy nhiên sẽ làm tăng chi phí và có nhiều rủi ro. Giải pháp trước mắt cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và trong ngành thuỷ sản nói riêng hiện nay là nên áp dụng thanh toán bằng tín dụng trả ngay (L/C at sight). Ngoài ra, các doanh nghiệp nên kết hợp với VASEP để có những biện pháp giảm chi phí sản xuất một cách hợp lý, bằng cách : Cải tiến kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản; Cải tiến và đầu tư khâu khai thác thuỷ sản; Đầu tư cải tiến hệ thống chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu; Thực hiện hợp lý kênh phân phối nội địa nhằm làm giảm chi phí lưu thông xuất khẩu, góp phần giảm giá thành xuất khẩu. Chiến lược giá xuất khẩu là một khâu rất quan trọng nhằm mục đích vừa đảm bảo khuyến khích sản xuất và khai thác phát triển, ổn định

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp việt nam những năm tới (Trang 75 - 77)