Đặc điểm và nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp việt nam những năm tới (Trang 56 - 57)

5. ĐẶC ĐIỂM CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CHÍNH CỦA VIỆT NAM

5.4.2. Đặc điểm và nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc

Theo dự đoán của một công ty tư vấn Mỹ, Trung Quốc sẽ mất khoảng 50% ngư trường khai thác ở các vùng biển Hoàng Hải khi thực thi các hiệp định với Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Như vậy, sản lượng khai thác biển của Trung Quốc sẽ mất khoảng 1,6 triệu tấn mỗi năm. Nhu cầu về phần thiếu hụt đó có thể bù đắp bằng sản lượng nuôi và nhập khẩu.10 năm qua, nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc tăng rất mạnh, từ năm 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á nên có phần giảm sút, nhưng kể từ năm 1999 tình hình đã được phục hồi. Năm 2000, Trung Quốc nhập khẩu 1,25 triệu tấn, tăng gấp đôi so với năm 1999 và năm 2001 nhập khẩu khoảng 1,49 triệu tấn, tăng 27% so với năm 2000. Các nước dẫn đầu xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc là Nga, Nhật, Pêru, Mỹ , ... Các mặt hàng nhập khẩu chính là cá đông lạnh, bột cá, cá và các loài giáp xác tươi ướp đá. Hơn nửa khối lượng nhập khẩu cá đông lạnh của Trung Quốc là từ Nga. Từ năm 1999, Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu thuỷ sản của Ấn Độ, năm 2000 nhập gấp đôi so với năm trước. Những năm gần đây, người Trung Quốc đã bắt đầu có nhu cầu đối với các loại mặt hàng thuỷ sản có giá trị gia tăng. Ngành chế biến của Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm công nghệ chế biến và bao gói hiện đại nhất để có thể tăng cường sản lượng thuỷ sản chế biến giá trị gia tăng. Đặc biệt các nhà tái chế xuất khẩu Trung Quốc rất coi trọng kinh doanh theo phương thức này và dự đoán nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu sẽ tăng mạnh nhằm mục đích này. Tuy nhiên, một thực tế là khó có thể đánh giá chính xác nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của người dân, nhưng rõ ràng có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng địa lý. Các tỉnh nằm ở Đông Nam Trung Quốc như Thượng Hải, Quảng Châu có mức tiêu thụ thuỷ sản trên đầu người rất cao, khoảng 40kg/năm, trong khi các tỉnh nội địa lại rất thấp. Tuy vậy, về tổng thể tiêu thụ thuỷ sản ngày một nhiều hơn. Do đó, nhập khẩu thủy sản, thậm chí cả các loài thuỷ sản có giá trị cao có vai trò quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu này. Một khía cạnh cần lưu ý là tiêu thụ các loài thuỷ sản nuôi biển đang tăng sẽ nảy sinh sự cạnh tranh mới ảnh hưởng đến thị phần của thuỷ sản nhập

khẩu. Trước khi làm thủ tục hải quan, hàng nhập khẩu vào Trung Quốc phải qua các công đoạn sau : - Kiểm tra giấy phép nhập khẩu của người nhập - Kiểm tra các chứng từ hàng hoá về việc miễn, giảm thuế - Kiểm tra danh mục đóng gói, hoá đơn thương mại, chứng từ vận chuyển - Cục kiểm tra hàng hoá của Trung Quốc (CCIB) kiểm tra chất lượng, khối lượng và trọng lượng hàng hoá - Cục kiểm dịch y tế (HQB) kiểm tra các loại thuốc trừ sâu, kháng sinh và các vấn đề có biểu hiện khác - Yêu cầu phải có kiểm dịch sản phẩm thực vật và động vật của cơ quan thuộc Hải quan Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp việt nam những năm tới (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w