Giải pháp về chủng loại sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp việt nam những năm tới (Trang 73 - 75)

3. GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN

3.1.2. Giải pháp về chủng loại sản phẩm

Có thể nói, việc đưa nhanh công tác nuôi trồng để phát triển các loài thuỷ đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, chủ yếu là nghêu, ngao, sò huyết, ốc hương, trai ngọc, điệp, bào ngư, hầu... ở các vùng ven biển của chúng ta là một giải pháp thích hợp với

điều kiện sống ngày càng phát triển trên thế giới ngày nay. Tuy nhiên, trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần phải tập trung phát triển các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu truyền thống trong thời gian qua. Có thể điểm qua một số giải pháp thích hợp nhất trong việc phát triển chủng loại thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới như sau : - Tổ chức rộng rãi việc nuôi cá biển có giá trị xuất khẩu cao như : song, hồng, cam, giò, vược, măng, bống, bớp,... bằng phương thức nuôi lồng bè và nuôi cao triều để hướng đến các thị trường có mức sống cao như Mỹ, Nhật Bản, EU, ... - Việt Nam có một số lượng rất lớn diện tích ao hồ, do vậy chúng ta nên tập trung nuôi các loài thuỷ sản nước ngọt phục vụ cho xuất khẩu như cá rô phi đơn tính, cá bống tượng, ba sa, cá tra, cá quả, cá thác lác, ba ba, lươn, ếch... . Những loại này chủ yếu được trồng ở ao hồ nhỏ, ruộng trũng và nuôi tại hồ chứa. - Đồng thời, Việt Nam cần tăng cường các mặt hàng xuất khẩu khác như cá hộp, các loại thực phẩm phối chế có gốc thuỷ sản và các đặc sản như cua, ghẹ, rong biển, ., tăng nhanh một số loại thuỷ sản khác như các loài da gai (hải sâm, cầu gai), các loài ếch, baba, trai ngọc artermia và các sản phẩm đồ hộp thuỷ sản. Xu hướng của một số các quốc gia đang phát triển hiện nay rất thích dùng sản phẩm thủy sản chế biến sẵn. Thực tế trong nhiều năm nay, tôm là đối tượng chính trong nuôi trồng thuỷ sản, mang lại giá trị kinh tế cao. Dự đoán, xu hướng này sẽ vẫn còn tồn tại trong thời gian tới. Với hầu hết các thị trường trên toàn thế giới, tôm các loại vẫn luôn là mặt hàng nhập khẩu chủ lực.

Đối với thị trường Mỹ, tôm và cá vẫn là nhóm hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào quốc gia này, trong đó những mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn trong những năm tới là tôm các loại, các loại cá (trong đó có cá tra, cá ba sa và cá ngừ). Cần lưu ý là những mặt hàng trên có kim ngạch xuất khẩu lớn là do chúng ta xuất khẩu với khối lượng lớn chứ không phải là do có giá trị xuất khẩu cao nhờ khâu gia công chế biến. Do vậy, giải pháp về chủng loại sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong thời gian tới vẫn phải tập trung phát triển hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá. Mặt hàng tôm của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ vừa có khối lượng lớn vừa có giá trị cao. Tôm của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ có ưu thế so với một số nước

khác về kích cỡ sản phẩm, có uy tín về chất lượng đối với người tiêu dùng. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu tôm vào Mỹ còn rất lớn, các doanh nghiệp của chúng ta có thể và cần thiết phải tăng nhập khẩu vào Mỹ bằng các cơ sở chế biến trong nước, không ngừng nâng cao năng lực chế biến phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, cá tra và cá

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp việt nam những năm tới (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w