ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp việt nam những năm tới (Trang 38 - 43)

SẢN CỦA VIỆT NAM.

3.1. Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu

Như nhận định ban đầu, sự yếu kém và tụt hậu của khâu sản xuất nguyên liệu thuỷ sản (nuôi trồng, khai thác và bảo quản sau thu hoạch) chính là khó khăn lớn nhất cản trở việc tăng năng lực cạnh tranh và phát triển mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Để giải quyết vấn đề này không phải là một công việc đơn giản mà cần có sự nhận định khách quan, đúng mức với những giải pháp phù hợp. Trước hết, cần nhận thức rằng hiệu quả khâu khai thác thuỷ sản của chúng ta chưa cao. Hiện nay, nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu chủ yếu được lấy từ khâu khai thác và nuôi trồng, chỉ có một số rất ít là nhập khẩu nguyên liệu. Hiện toàn ngành có hơn 100.000 tàu thuyền, trong đó phần lớn là chạy máy và khoảng 30.000 chiếc chạy buồm hay chèo tay. Tuy nhiên trong số đó chỉ có khoảng hơn 5000 chiếc có thể hoạt động tại ngư trường xa. Những con số trên đã cho thấy rằng hầu hết những phương tiện đánh bắt thuỷ sản của chúng ta chưa có đầy đủ tiện nghi và tiêu chuẩn để khai thác tiềm năng biển một cách có hiệu quả. Điều đáng lo ngại hơn nữa, là chỉ có 20% sản lượng thuỷ sản khai thác xa bờ là đủ khả năng dành cho xuất khẩu. Số còn lại

là dùng tiêu thụ nội địa hay làm bột cá, phơi khô, làm nước mắm, ... Ngoài ra, việc xử lý hải sản vừa đánh bắt được cũng là một khâu vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm được chế biến. Thế nhưng, ngư dân của chúng ta hiện nay chưa làm tốt việc xử lý và bảo quản thuỷ sản ngay khi chúng vừa rơì mặt nước và điều này đã không cho năng suất cao trong việc xử lý nguyên liệu sản xuất được. Thực tế như vậy đã cho thấy, nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu qua khai thác của chúng ta còn có rất nhiều hạn chế, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm được chế biến, làm giảm năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Trong khi đó, điều đáng ghi nhận là việc nuôi trồng thuỷ sản đã có nhiều chuyển biến tích cực. Có thể nói, “Phát triển nuôi trồng theo hướng cao và bền vững” là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành. Trong các năm qua, lĩnh vực nuôi trồng đã có những đóng góp đáng kể vào việc cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Với những khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ về cơ chế, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực này, hiện nước ta đã có đủ khả năng cung cấp giống cho người nuôi. Tuy nhiên, vấn đề nuôi trồng cũng gặp phải không ít khó khăn và trở ngại, cụ thể là : - Việc khai thác và phát triển ồ ạt thuỷ sản một cách vô tổ chức, thiếu quy hoạch như hiện nay sẽ làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, huỷ hoại môi trường tự nhiên. Về lâu dài có nguy cơ gây thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu. - Việc sản xuất giống cá, tôm cho nuôi trồng tuy có những thành tựu nhất định nhưng nhìn chung vẫn ở mức độ khiêm tốn, chất lượng con giống chưa vừa ý, giá thành cao. Chất lượng nuôi trồng chưa được đảm bảo về an toàn vệ sinh. Điều này là điểm hết sức lo ngại cho chất lượng sản phẩm chế biến xuất khẩu. Không những các thị trường như EU, Nhật Bản, Mỹ yêu cầu chất lượng sản phẩm thật cao mà trong tương lai, các thị trường khác cũng sẽ cẩn thận hơn trong việc nhập khẩu những sản phẩm thuỷ sản có độ an toàn không đảm bảo. - Thị trường tiêu thụ thuỷ sản còn bấp bênh và không đồng nhất tạo tâm lý không yên tâm cho người đầu tư nuôi trồng. Ví dụ điển hình nhất cho việc này là tình hình xuất khẩu cá tra/basa thời gian qua bị biến động do vụ kiện bán phá giá của nguời Mỹ. Trong việc chế biến xuất khẩu thì vấn đề ổn định nguồn nguyên liệu là khâu đầu tiên và cũng rất quan trọng cho chất

lượng sản phẩm xuất khẩu sau này. Thiết nghĩ nếu chúng ta không làm tốt khâu sản xuất nguyên liệu thì sẽ rất khó khăn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam so với các nước xuất khẩu thủy sản khác trên thị trường thế giới.

3.2. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Có thể nói rằng, cùng với sự gia tăng nhanh chóng về sản lượng khai thác và nuôi trồng, năng lực chế biến thuỷ sản ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu được tăng cường. Trước đây, việc kiểm soát chất lượng thuỷ sản ở Việt Nam chủ yếu theo cách lấy mẫu ngẫu nhiên và kiểm tra sản phẩm cuối cùng. Cách là này đã bộc lộ nhiều hạn chế và không theo kịp đòi hỏi của thị trường thế giới. Vì vậy, trong thời gian gần đây, Việt Nam đã chuyển sang áp dụng các hệ thống kiểm tra theo phương pháp quản lý chất lượng mới, đó là : kiểm soát toàn bộ hệ thống của quá trình sản xuất chế biến ra sản phẩm mà HACCP là hệ thống được lựa chọn hiện nay. Từ năm 1991 đến 1997, việc áp dụng HACCP tiến triển rất chậm. Các doanh nghiệp chưa thực sự thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, do đó khả năng cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu Việt Nam thời gian đó ở mức thấp. Đến đầu năm 1998, khi quy định về thủ tục đảm bảo chế biến và nhập khẩu thuỷ sản an toàn của Mỹ có hiệu lực (18/12/1997), đã giúp đẩy nhanh quá trình triển khai hệ thống này ở các doanh nghiệp Việt Nam. Đến đầu năm 2000, cả nước đã có 81 đơn vị sản xuất đang áp dụng HACCP. Tuy nhiên số cơ sở sản xuất thuỷ sản có kế hoạch chỉ chiếm 45% trong tổng số 238 cơ sở sản xuất có quy mô công nghiệp. Đây là một tỷ lệ trung bình chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành trong bối cảnh thuỷ sản của Việt Nam đang hoà nhập mạnh mẽ vào thương mại thế giới. Cho tới những tháng đầu năm 2003, Việt Nam đã có hơn 150 doanh nghiệp áp dụng phương pháp HACCP trong quá trình chế biến thực phẩm. Tính đến tháng 6/2003, đã có 94 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản được phép xuất khẩu vào thị trường EU, 125 doanh nghiệp được công nhận chương trình HACCP xuất khẩu vào Mỹ. Đây là con số đáng mừng, chứng tỏ chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã được tăng lên một bước. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, trong các năm qua chất lượng sản phẩm đã được cải tiến rõ rệt, nhưng sản phẩm vẫn còn ở dạng xuất nguyên liệu là chính. Hơn nữa,

chỉ có một ít số công ty chế biến xuất khẩu là có khả năng đa dạng hoá mặt hàng để có thể phục vụ nhu cầu rất cao của thị trường thế giới. Trong các năm tới, ngành chế biến cần tăng cường đầu tư gia tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng. Nếu các doanh nghiệp còn lại không nhanh chân củng cố nội lực thì nước ta sẽ bị chậm một bước so với đối thủ cạnh tranh khác trong thị trường thuỷ sản thế giới.

3.3. Giá mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu.

Có thể nhận thấy rằng, giá trung bình các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta ngày càng được tăng lên. Trong những năm đầu của thập niên 90, giá xuất khẩu bình quân 1 kg thuỷ sản chỉ khoảng 3-4$/kg, tăng lên khoảng 5,5$ vào năm 1995; 6,5$ vào năm 1998; 7$ vào năm 1999. Đến những năm đầu tiên của thập kỉ tiếp theo, giá thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Xu hướng tăng giá trên là do hàm lượng tinh chế ngày càng tăng. Riêng mặt hàng tôm (chiếm trên 50% tổng kim ngạch của Việt Nam) luôn có giá cao, thường cao hơn giá trung bình của thế giới. Mặc dù vậy, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn kém so với một số nước cạnh tranh chủ yếu như Thái Lan, Inđônêxia, Philippines. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, nghề nuôi tôm đã chuyển sang áp dụng kỹ thuật hiện đại nên sản lượng bình quân tăng 16%/năm với chi phí nuôi thấp. Điều này góp phần làm giảm giá thành sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh của mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam so với một số đối thủ chính như Thái Lan, Trung Quốc. Tuy nhiên cũng phải cần nhận thấy rằng, giá tôm rất thấp cũng không hẳn là một điều có lợi cho doanh thu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Đối với thị trường Nhật Bản, trong những năm gần đây có mức giảm sút về giá lẫn khối lượng. Nhật Bản là thị trường lớn nhất đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua. Do tôm đông là mặt hàng chủ lực nên gần đây xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật cũng gặp khó khăn chung. Trong những năm gần đây, khối lượng tôm đông xuất sang Nhật của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 nhưng về giá trị chỉ đứng thứ 4 vì giá tôm rất thấp, trung bình chỉ có khoảng hơn 8,19 USD/kg, thấp hơn nhiều so với giá trung bình của thị trường Nhật là khoảng 10,7 USD/kg (số liệu năm 2000). Nếu so với Thái Lan (14,4 USD/kg), Inđônêxia và Philippine (12,2 USD/kg) thì giá tôm đông có

khoảng cách khá xa. Như vậy, riêng đối với thị trường Nhật, việc phấn đấu để tăng giá tôm đông của chúng ta có ý nghĩa rất lớn trong thời điểm hiện nay cũng như sau này. Trong khi đó, thị trường Mỹ có mức tăng giá liên tục, nhất là ở mặt hàng tôm đông. Điểm khác biệt với thị trường tôm đông Nhật Bản lá giá tôm nhập khẩu vào Mỹ tăng liên tục, trung bình từ 8,2 USD/kg năm 1993 lên 9,8 USD/kg năm 1998. Riêng trong năm 2000, giá tôm sú đã tăng lên 2-3 USD/kg so với năm 1999. Việc giá của một số mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục chưa hẳn đã là một dấu hiệu đáng mừng. Bởi lẽ, trong những năm qua Việt Nam không phải là một nước dẫn đầu về ngoại thương thuỷ sản trên thế giới và chất lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chưa hẳn đã hoàn hảo. Vì vậy, việc ấn định giá còn phụ thuộc rất nhiều vào mặt bằng của giá thế giới. Thời gian gần đây, với những chính sách của Nhà nước, giá tôm nguyên liệu của Việt Nam đã hạ đáng kể. Điều này đã góp phần vào việc nâng cao sức cạnh tranh về giá trên cơ sở phản ánh đúng chất lượng của ngành thủy sản Việt Nam.

3.4. Vị thế xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam so với các nước xuất khẩu chủyếu. yếu.

Trong thời gian gần đây, Thuỷ sản Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Từ vị trí của một quốc gia chưa có chỗ đứng đáng kể trên thị trường xuất khẩu thuỷ sản thế giới, hiện nay Việt Nam đã trở thành một trong 10 nhà xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu. Điều này chứng tỏ vị thế xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta đã ngày một được nâng cao và không có lẽ gì vị thế này lại không phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Hiện nay, tuy đã có mặt trong 10 quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước xuất khẩu chủ yếu như Thái Lan và Trung Quốc. Năm 2001, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Thái Lan và Trung Quốc đều đạt khoảng 4 tỷ USD, trong khi đó con số này của Việt Nam chỉ là 1,8 tỷ USD. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn nhận một cách lạc quan rằng, ngành thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam xuất phát chậm hơn so với hầu hết các nước xuất khẩu chủ yếu khác, trong khi đó Trung Quốc lại là một quốc gia rộng lớn với trữ lượng thuỷ sản đầy tiềm năng. Năm 2002, giá trị xuất khẩu

thuỷ sản của Việt Nam đã vượt qua con số 2 tỷ USD, đây là một tín hiệu rất đáng mừng, chứng tỏ sự tăng trưởng rất mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta. Hơn nữa một số quốc gia khác tuy vẫn có giá trị xuất khẩu cao nhưng đã có dấu hiệu chững lại, thậm chí là giảm sút. Vì vậy có thể nhận định rằng, vị thế xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta so với các nước xuất khẩu chủ yếu khác đang và sẽ xích lại gần hơn trong tương lai không xa.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp việt nam những năm tới (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w