2. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜ
2.2.2. Tiếp tục đa dạng hoá thị trường xuất khẩu
Từ nay đến năm 2010, Việt Nam cần tiếp tục mở rộng thị trường, duy trì thị trường truyền thống, chú trọng thị trường trọng tâm, trọng điểm gồm các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc, tiếp tục củng cố và mở rộng ra các thị trường các nước ASEAN và các thị trường khác. Hướng phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản từ nay đến năm 2010 như sau: + Thị trường Mỹ: Thị trường thuỷ sản của Mỹ là một thị trường rất có tiềm năng, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được một thị phần rất khiêm tốn. Theo điều tra của nhóm chuyên gia nước ngoài, tiêu thụ thuỷ sản tại Mỹ đang có chiều hướng gia tăng, và đó chính là cơ hội cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam tăng thị phần tại Mỹ. Có 4 nhóm sản phẩm được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng nhất (xét về khối lượng nhập khẩu lần lượt) là cá ngừ, tôm, ghẹ và cá da trơn, ngoại trừ cá ngừ đã có dấu hiệu bão hoà trên thị trường, tôm đang có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. Thực tế cho thấy ngoài việc nghiên cứu thành lập một bộ phận chuyên trách việc phát triển, đăng ký và bảo vệ thương hiệu của các sản phẩm đã đăng ký tại thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam muốn thành công trên thị trường Mỹ cần phải chú trọng những yếu tố: đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại; chú trọng xây dựng thương hiệu; tăng cường khả năng hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất khẩu; tăng cường sử dụng internet trong công tác tiếp thị , chú trọng sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải có trong tay chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng HACCP- đây là điều kiện bắt buộc để giao dịch với khách hàng chính yếu trên thị trường Mỹ, tránh được nhiều rắc rối khi
xuất hàng, giảm chi phí nâng cao khả năng xâm nhập thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách hàng mới. + Thị trường Nhật Bản : Để nâng cao giá bán và tính hấp dẫn đối với thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của chúng ta cần quan tâm hơn yếu tố chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Trong đó việc lấy được xác nhận về chất lượng là rất quan trọng vì nó góp phần làm giảm chi phí phát sinh trong quá trình hàng hoá lưu thông tại thị trường Nhật. Bởi chi phí lưu kho tại Nhật trung bình là 80USD/ngày/container, chi phí giám định là 130 USD/container. Nếu không có “giấy xác nhận chất lượng trước” hàng hoá có thể phải lưu kho tới 7 ngày. Trường hợp có giấy xác nhận, hàng hoá có thể được thông quan ngay trong ngày, sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Ngành thuỷ sản đưa ra mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản khoảng 10% năm, năm 2005 đạt 700 triệu USD. Hiện nay thị trường Nhật là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 3 thế giới. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại vào thị trường Nhật Bản, coi Nhật Bản là thị trường trọng điểm thời kỳ 2003- 2005 để dành mọi ưu tiên trong hỗ trợ xúc tiến thư- ơng mại. Hướng xúc tiến sẽ hỗ trợ một phần kinh phí để doanh nghiệp tham gia Hội chợ triển lãm, tổ chức đoàn chuyên ngành đi khảo sát thị trường (tập trung các thành phố và địa phương lớn), phát triển thương hiệu và đăng ký thương hiệu tại thị trường Nhật Bản, phát huy mô hình như “nhà Việt Nam” tại Tokyo để tiến tới thành lập trung tâm Thương mại tại Nhật Bản. Tích cực vận động và xúc tiến việc đàm phán ký hiệp định mậu dịch tự do với Nhật Bản (FTA) và ủng hộ xu hướng liên kết Nhật Bản- ASEAN. Nhanh chóng đề ra phương án trong cả hai trường hợp có sự hợp tác chặt chẽ giữa các Bộ, đó là:1/ Nếu Nhật Bản đồng ý đàm phán FTA riêng với Việt Nam; 2/ Nếu Nhật Bản muốn đàm phán FTA với ASEAN-10. Bên cạnh đó các doanh nghiệp của ta cần triển khai mạnh chương trình phát triển những nhóm sản phẩm chủ lực, chú trọng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cao. Các doanh nghiệp cần gắn khâu chế biến với việc nâng cao chất lượng nguyên liệu, hình thành các vùng chuyên canh có khả năng cung cấp một lượng thuỷ sản nguyên liệu lớn với chất lượng ổn định, quan tâm kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch để hạn chế tỷ lệ phế phẩm, tăng cường kiểm soát các yếu tố độc hại trong khâu chế biến sản phẩm. Đặc
biệt các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ “Luật kiểm dịch” và “Luật Vệ sinh thực phẩm” của Nhật Bản. + Thị trường Trung Quốc Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ 3 trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Đây là khu vực thị trường rất có tiềm năng cho xuất khẩu thuỷ sản của ta trong thời gian tới. Giai đoạn từ nay đến năm 2010, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cần chú trọng một số hướng sau: - Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng như đường sá, kho tàng, bến bãi tại khu vực Tây Bắc để làm thị trường trung tâm xuất khẩu vào khu vực phía Nam và Tây Nam Trung Quốc. Danh mục các chương trình nhằm xúc tiến thương mại trọng điểm thời kỳ 2003- 2005 (kho ngoại quan, trung tâm thương mại, kho hàng đông lạnh phục vụ xuất khẩu) cần được hỗ trợ một phần kinh phí. - Đẩy mạnh quan hệ chính ngạch theo tập quán quốc tế, dành sự quan tâm thoả đáng bằng cơ chế và chính sách cho thương mại vùng biên, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động tạm nhập - tái xuất và kinh doanh chuyển khẩu với khách hàng Trung Quốc. Thuỷ sản là một trong 6 trọng tâm của mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. + Thị trường EU
Việt Nam chính thức xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU từ năm 1997. Hiện nay, EU là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn của Việt Nam, chiếm khoảng 15% xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Những mặt hàng chính mà EU nhập khẩu từ Việt Nam như tôm đông, cá đông, cá hộp, mực, thịt tôm hỗn hợp và các doanh nghiệp thuỷ sản chế biến khác. Nhờ chất lượng được cải tiến khả năng cạnh tranh và xâm nhập thị trường của hàng thuỷ sản Việt Nam tại thị trường EU được nâng lên đáng kể. Việt Nam nên tận dụng các yếu tố thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU. Thứ nhất là EU đã chính thức công nhận Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản Việt Nam có đủ điều kiện được EU uỷ quyền kiểm tra hàng thuỷ sản trước khi xuất khẩu vào EU (11/1999). Thứ hai, EU đã đưa hàng thuỷ sản Việt Nam vào danh sách ưu tiên hạng I các nước được xuất khẩu thẳng vào thị trường EU mà không cần có những thoả thuận song phương với từng nước. Thứ ba là, tháng 4/2000, EC đã thông qua quyết định về những điều kiện cụ thể cho việc nhập khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, loài có vỏ, loại da gai và loài chân bụng sống ở biển của Việt Nam. Với thời gian không còn dài, việc Việt Nam tận dụng tối đa chế độ GSP là hết sức cần thiết. Do
vậy phía Nhà nước và các Bộ liên quan cần phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nắm bắt những cơ hội tại thị trường này. Song song với biện pháp trên Việt Nam cần chú trọng đến nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, đảm bảo duy trì được toàn bộ các mối quan hệ bạn hàng nhằm chủ động chuẩn bị cho thời kỳ “hậu GSP”. Mục tiêu trong thời gian tới là trụ vững và phát triển trên thị trường EU khi không còn được hưởng ưu đãi thuế quan nữa, do vậy trước mắt chúng ta nâng cao sức cạnh tranh của thuỷ sản ngang bằng hoặc vượt với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan,... là những thị trường chúng ta phải cạnh tranh bình đẳng trong thời kỳ hậu GSP. Cần chú trọng những bước đẩy mạnh xuất khẩu vào EU “cũ”, tăng cường xuất khẩu vào các nước thành viên mới (với 10 thành viên mới của EU), cụ thể như sau : - Tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu. Mặt khác tăng cường trao đổi, liên kết các nước cùng hàng xuất khẩu, nhất là khu vực ASEAN, để đấu tranh với EU về các vấn đề tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường. - Tổ chức nghiên cứu thị trường, tham gia hội chợ, triển lãm, xây dựng thương hiệu, thành lập văn phòng đại diện của Hiệp hội gỗ, Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ,... + Thị trường ASEAN
Đây là thị trường diễn ra sự cạnh tranh ngày càng trở nên cẳng thẳng và quyết liệt hơn, ở mức độ sâu rộng hơn, với trình độ cao hơn. Chỉ tính trong phạm vi châu á - Thái Bình Dương, thời gian từ 10 - 20 năm cho tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư trong khuôn khổ các nước ASEAN cho thấy Việt Nam cần phải có một chính sách thị trường mềm dẻo, linh hoạt hơn trong giai đoạn hiện nay cũng như sắp tới. Với thị trư- ờng các nước ASEAN, tư tưởng chủ đạo của chính sách thị trường đối với khối này là tích cực, chủ động tận dụng thuận lợi cho cơ chế AFTA mở ra để gia tăng xuất khẩu sang các thị trường khác. Các doanh nghiệp tích cực xin giấy chứng nhận xuất xứ form D để hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang ASEAN. Cần tận dụng vị trí địa lý đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng bách hoá tiêu dùng, phát triển vận tải quá cảnh đối với thị trường Lào và Campuchia. Các thị trường khác đạt 160- 200 triệu USD, chiếm 8-10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, trong đó là thị trường các nước châu á, thị trường các nước Bắc Mỹ.. .