5. ĐẶC ĐIỂM CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CHÍNH CỦA VIỆT NAM
5.4. Thị trường Trung Quốc
5.4.1. Một số đặc điểm khái quát.
Trung Quốc là một thị trường thuỷ sản rất rộng lớn, yêu cầu chất lượng sản phẩm không cao, chủng loại mặt hàng khá phù hợp với Việt Nam. Theo thống kê của FAO, mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân của Trung Quốc năm 2000 là 30kg/người/năm. Mặc dù sản lượng khai thác thuỷ sản của Trung Quốc đứng đầu thế giới, nuôi trồng thuỷ sản cũng phát triển mạnh, nhưng Trung Quốc đồng thời lại là nước nhập siêu về thuỷ sản. Nhập khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc trong những năm gần đây tăng với tốc độ đáng kinh ngạc, trung bình khoảng 30%/năm, năm 2001 tăng 50% về giá trị, đạt khoảng 790 triệu USD. Các đối tác chính của Trung Quốc là Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Mỹ, EU và Hồng Kông. Mặc dù Trung Quốc là một nước nhập khẩu thủy sản lớn ở ngay bên cạnh Việt Nam nhưng do chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ và Chính phủ Trung Quốc chỉ cho phép một số công ty được phép kinh doanh ngoại thương, nên đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản nào của Việt Nam ký được hợp đồng thanh toán theo L/C với khách hàng Trung Quốc. Vì vậy việc xuất khẩu sang thị trường này còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay hàng thuỷ sản của Việt Nam đang đi vào Trung Quốc theo 3 con đường: xuất khẩu chính ngạch, xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc và xuất khẩu qua các nước trung gian. Tuy nhiên, trong những năm tới Trung Quốc vẫn được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng. Với nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, về cơ cấu ngành hàng,…Việt Nam có nhiều
cơ hội để phát triển xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này. Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải thiết lập được mối quan hệ thông thương với Trung Quốc trong lĩnh vực này.
5.4.2. Đặc điểm và nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc.
Theo dự đoán của một công ty tư vấn Mỹ, Trung Quốc sẽ mất khoảng 50% ngư trường khai thác ở các vùng biển Hoàng Hải khi thực thi các hiệp định với Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Như vậy, sản lượng khai thác biển của Trung Quốc sẽ mất khoảng 1,6 triệu tấn mỗi năm. Nhu cầu về phần thiếu hụt đó có thể bù đắp bằng sản lượng nuôi và nhập khẩu.10 năm qua, nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc tăng rất mạnh, từ năm 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á nên có phần giảm sút, nhưng kể từ năm 1999 tình hình đã được phục hồi. Năm 2000, Trung Quốc nhập khẩu 1,25 triệu tấn, tăng gấp đôi so với năm 1999 và năm 2001 nhập khẩu khoảng 1,49 triệu tấn, tăng 27% so với năm 2000. Các nước dẫn đầu xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc là Nga, Nhật, Pêru, Mỹ , ... Các mặt hàng nhập khẩu chính là cá đông lạnh, bột cá, cá và các loài giáp xác tươi ướp đá. Hơn nửa khối lượng nhập khẩu cá đông lạnh của Trung Quốc là từ Nga. Từ năm 1999, Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu thuỷ sản của Ấn Độ, năm 2000 nhập gấp đôi so với năm trước. Những năm gần đây, người Trung Quốc đã bắt đầu có nhu cầu đối với các loại mặt hàng thuỷ sản có giá trị gia tăng. Ngành chế biến của Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm công nghệ chế biến và bao gói hiện đại nhất để có thể tăng cường sản lượng thuỷ sản chế biến giá trị gia tăng. Đặc biệt các nhà tái chế xuất khẩu Trung Quốc rất coi trọng kinh doanh theo phương thức này và dự đoán nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu sẽ tăng mạnh nhằm mục đích này. Tuy nhiên, một thực tế là khó có thể đánh giá chính xác nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của người dân, nhưng rõ ràng có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng địa lý. Các tỉnh nằm ở Đông Nam Trung Quốc như Thượng Hải, Quảng Châu có mức tiêu thụ thuỷ sản trên đầu người rất cao, khoảng 40kg/năm, trong khi các tỉnh nội địa lại rất thấp. Tuy vậy, về tổng thể tiêu thụ thuỷ sản ngày một nhiều hơn. Do đó, nhập khẩu thủy sản, thậm chí cả các loài thuỷ sản có giá trị cao có vai trò quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu này. Một khía cạnh cần lưu ý là tiêu thụ các loài thuỷ sản nuôi biển đang tăng sẽ nảy sinh sự cạnh tranh mới ảnh hưởng đến thị phần của thuỷ sản nhập
khẩu. Trước khi làm thủ tục hải quan, hàng nhập khẩu vào Trung Quốc phải qua các công đoạn sau : - Kiểm tra giấy phép nhập khẩu của người nhập - Kiểm tra các chứng từ hàng hoá về việc miễn, giảm thuế - Kiểm tra danh mục đóng gói, hoá đơn thương mại, chứng từ vận chuyển - Cục kiểm tra hàng hoá của Trung Quốc (CCIB) kiểm tra chất lượng, khối lượng và trọng lượng hàng hoá - Cục kiểm dịch y tế (HQB) kiểm tra các loại thuốc trừ sâu, kháng sinh và các vấn đề có biểu hiện khác - Yêu cầu phải có kiểm dịch sản phẩm thực vật và động vật của cơ quan thuộc Hải quan Trung Quốc.
5.4.3. Xu hướng tiêu thụ thuỷ sản ở Trung Quốc trong những năm tới.
Trung Quốc là một quốc gia có số dân đông nhất thế giới, do đó nhu cầu về tiêu thụ thuỷ sản ở quốc gia này cũng hết sức đa dạng. Có thể dự báo những đặc điểm về xu hướng tiêu thụ thuỷ sản ở Trung Quốc trong những năm tới như sau : - Người dân thuộc tầng lớp trung lưu chấp nhận sản phẩm thuỷ sản nhiều hơn do giá ngày càng thấp. - Nhu cầu của người dân đối với một số loài cá và tôm có giá trị tăng lên rất nhiều trong khi khả năng cung cấp của ngành thuỷ sản Trung Quốc không đáp ứng được. - Nhập khẩu tôm và thuỷ sản sẽ nhiều hơn, dự đoán tốc độ tăng hàng năm đạt mức 20-25% trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2004. - Tôm và một số loài cá có giá trị cao như tôm nước lạnh, cá tuyết, cá hồi, cá ngừ, tôm hùm sẽ được người dân Trung Quốc đón nhận nhiều hơn bởi Trung Quốc không nuôi được những loài này. - Các loại thực phẩm thuỷ sản được chế biến sâu hơn sẽ trở thành mốt tiêu dùng mới ở Trung Quốc. Hiện nay ở nhiều chợ thuỷ sản đã xuất hiện thường xuyên hơn các mặt hàng thuỷ sản đã chế biến, chín và bao bột. - Giá thuỷ sản có xu hướng giảm và yêu cầu về chất lượng sẽ cao hơn. Trên thực tế, yêu cầu chất lượng cao có nghĩa là người dân Trung Quốc ngày nay đã có ý thức nhiều hơn đến vấn đề an toàn thực phẩm, nhiều người tiêu dùng hiểu biết về HACCP, ISO, sản phẩm sinh thái và thực phẩm sạch. - Thương mại thông thường có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn thương mại phục vụ chế biến. - Các kênh phân phối sản phẩm thuỷ sản sẽ có những thay đổi lớn với 2 hiện tượng xảy ra là việc mua hàng vào trực tiếp sẽ nhiều hơn và khu vực bán lẻ sẽ chiếm thị phần lớn trong tiêu thụ thuỷ sản tại nhà. Tuy nhiên tiêu thụ thuỷ sản tại nhà hàng sẽ
tăng nhiều. Người Trung Quốc hiện nay trong các dịp nghỉ lễ có sở thích đi ăn tại các nhà hàng nhiều hơn. Một số nhà hàng nổi tiếng khi quá đông khách phải xếp hàng dài. Rõ ràng chi tiêu cho nhà hàng tính trên đầu người tăng làm cho tiêu thụ thuỷ sản ở khu vực nhà hàng ngày càng nhiều hơn.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING TRONG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI
---
1. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU THUỶ SẢN THÀNH CÔNG CỦA MỘTSỐ NƯỚC. SỐ NƯỚC.
1.1. Quản lý và kiểm tra chất lượng thuỷ sản xuất khẩu ở Thái Lan – Một môhình thành công có thể áp dụng cho các nước đang phát triển. hình thành công có thể áp dụng cho các nước đang phát triển.
Sự tăng trưởng kỳ diệu về xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản của Thái Lan là kết quả của quá trình cố gắng lâu dài. Lý do chính của sự thành công này chính là các nỗ lực được biểu hiện bằng sự liên kết của ngành và chính quyền nhằm mục đích hàng năm nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu. Trong thời gian qua, ngành công nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Thái Lan đã thực hiện được một hướng đi phi thường. Nếu như nói rằng Thái Lan là một trong những nước đầu tiên có ngành công nghiệp đánh bắt cá thì đồng thời cũng có nghĩa Thái Lan là nước sản xuất chính về tôm nuôi, tôm đóng hộp, cá thu đóng hộp và đóng gói. Năm 1992, trị giá xuất khẩu thuỷ sản của Thái Lan đã vượt quá con số kỷ lục 3 tỷ USD. Những hoạt động quản lý và kiểm tra là nhiệm vụ chính của Phân viện Quản lý và kiểm tra chất lượng hàng thuỷ sản của Ban Công nghệ và Phát triển nghề cá (FTDD). Trong khi đó, Vụ quản lý và Kiểm tra chất lượng thuỷ sản (FIQD) có vai trò trung gian là làm chứng bảo đảm về chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu Thái Lan và đem lại lợi ích cho khu vực tư nhân. Thái Lan cũng như các nước khác trong khu vực thì việc quản lý, xác nhận chất lượng cá và các sản phẩm thuỷ sản đã được Bộ Thuỷ sản đưa ra để bắt buộc phải có các biện pháp đồng bộ cho việc kiểm tra chất lượng ngay từ ao nuôi hay đánh bắt ngoài biển cho đến sản phẩm cuối cùng. Thông qua các hoạt động kiểm tra của FIQD, ngành công nghiệp thuỷ sản của Thái Lan đã được các nước nhập khẩu chính thừa nhận FIQD là một tổ chức kiểm tra hợp pháp như các tổ chức của Australia, Nhật Bản, EU, ... Những nước nhập khẩu chính đã có thể tin tưởng vào sự đánh giá của các biện pháp được đưa ra áp dụng bởi những tiêu chuẩn công nghiệp. Kể từ ngày 9/5/1994, EU đã chính thức công
nhận Bộ Thuỷ sản Thái Lan như là một tổ chức “có uy tín cao” có thể xác nhận cho các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. * Chương trình kiểm tra hàng thuỷ sản hiện nay Hiện nay các chương trình về an toàn và kiểm nghiệm chất lượng hàng thuỷ sản làm nhiệm vụ phân tích lại những mẫu tiêu chuẩn của sản phẩm trước khi chúng được đem đi xuất khẩu. Chương trình này được chú trọng giải quyết đối với những chất có vấn đề trong sản phẩm và đối với những sản phẩm đồ hộp chất lượng cao cho tất cả các khâu, từ lúc đánh bắt cho đến bữa ăn của người tiêu dùng. Chương trình kiểm tra của Bộ Thuỷ sản bao gồm việc giám định về chất lượng nước của vùng đánh bắt, về phương pháp đánh bắt và về chất lượng của sản phẩm thô, cũng như việc kiểm tra của tàu đánh cá, những địa điểm tàu giao hàng, những sản phẩm tôm cá nuôi, những cơ sở công nghiệp và các sản phẩm cuối cùng. Mục đích của chương trình quản lý và kiểm tra chất lượng : - Nâng cấp chất lượng sản phẩm sạch và vệ sinh trong khâu sản xuất và trong khâu xuất khẩu. - Đưa ra sự đảm bảo hợp lý cho các sản phẩm thuỷ sản có nguồn gốc từ Thái Lan là những sản phẩm sạch, vệ sinh và có chất lượng tốt phù hợp với những tiêu chuẩn đã đề ra bởi các quy định của các nước nhập khẩu. - Giám sát và xử lý nhanh những sản phẩm mà phát hiện thấy có vấn đề về chất lượng. - Hợp tác với các nhà chức trách của các nước nhập khẩu bằng cách tạo cho họ tin tưởng về chất lượng sản phẩm của Thái Lan và thông qua đó cải tiến hệ thống kiểm tra chất lượng cũng như việc cần thiết giảm bỏ bớt các mẫu kiểm tra cơ bản. * Chính sách về chất lượng Nhận thức được tầm quan trọng về chất lượng và tính an toàn (không độc hại) của cá và các sản phẩm đánh bắt để xuất khẩu từ Thái Lan, Bộ thuỷ sản Thái Lan xác định những chỉ thị nhằm : - Cải thiện chất lượng cá lúc ban đầu bằng các hoạt động nghiên cứu và phát triển áp dụng vào trong khâu quản lý và trong khâu vận chuyển cá. - Bằng một chương trình giám sát thường xuyên, chương trình đưa ra sự đảm bảo hợp lý là những sản phẩm cá đem sử dụng cũng được kiểm tra như những nguyên liệu ban đầu để nhằm tránh bị nhiễm chất độc hoá học, chất ô nhiễm môi trường và chất độc tố khác. - Thực hiện kiểm tra sản phẩm thuỷ sản theo những phương thức phòng ngừa dựa theo một chương trình quản lý chất lượng theo mẫu về sự phân tích những điểm bị hạn chế của sản phẩm trong khâu kiểm
tra. - Chương trình này có quyền xét nghiệm các cơ sở sản xuất chế biến và có quyền xác nhận về chất lượng, về độ an toàn vệ sinh và về tính phù hợp của sản phẩm. - Cung cấp giấy chứng nhận phân tích cho các nhà tiêu thụ trung gian khi chế biến ra những sản phẩm có chất lượng tốt và không nguy hiểm phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu. - Thực hiện và đảm bảo một mức độ cao về chất lượng đối với tất cả các tiêu chuẩn liên quan đến các công việc kiểm tra ở phòng thí nghiệm cũng như trên lãnh thổ. * Quyền hạn và trách nhiệm FIQD nhận trách nhiệm thực hiện các chỉ thị của Bộ Thuỷ sản và nó bao gồm các ban sau : - Ban quản trị - Ban đo lường và kiểm tra- Ban chứng nhận - Các trung tâm kiểm tra hàng thuỷ sản địa phương - Chi nhánh kiểm tra những nơi đánh bắt và những cơ sở chế biến - Chi nhánh đánh giá cảm quan - Chi nhánh phân tích vi sinh vật - Chi nhánh phân tích hoá học. * Kiểm tra những cơ sở công nghiệp chế biến Bộ phận này sẽ tiến hành kiểm tra các cơ sở chế biến công nghiệp từ 2-4 lần theo các năm dựa trên mẫu tiêu chuẩn và chỉ dẫn của các nước nhập khẩu khác nhau. Vấn đề kiểm tra sẽ được các chuyên gia kiểm tra thực hiện từ nguyên liệu ban đầu đến việc sản xuất công nghiệp và về vệ sinh các cơ sở sản xuất này. Trong đội kiểm tra có ít nhất là 3 nhân viên kiểm tra. Việc kiểm tra được căn cứ vào tình trạng bảo quản của cơ sở và các thiết bị, căn cứ vào sự sản xuất của cơ sở, vào vệ sinh của cơ sở và công nhân. Để kiểm tra đạt được kết quả và nhận được giấy chứng nhận hợp vệ sinh của Bộ Y tế thì các cơ sở công nghiệp cần phải đạt được từ tiêu chuẩn C trở lên. Các cơ sở công nghiệp đã được kiểm tra nếu thấy không phù hợp với những tiêu chuẩn quy định thì có từ 1 đến 3 tháng để sửa chữa lại. Ngoài ra Bộ Thuỷ sản cũng đồng thời quan tâm đến việc kiểm tra các cơ sở sản xuất đồ hộp. Công việc này được đảm bảo cho yêu cầu của cơ sở công nghiệp cá đồ hộp. * Kiểm tra trước khi xuất khẩu Việc kiểm tra trước khi xuất khẩu nhằm mục đích chứng nhận những sản phẩm cuối cùng. Nó bao gồm những công việc sau : - Kiểm tra mẫu sản phẩm và kho bảo quản - Thí nghiệm - Trình tự kiểm tra mẫu - Đánh giá giác quan - Đánh giá chất lượng vi sinh vật - Thí nghiệm hoá học
1.2. Sự chuẩn bị cho tương lai của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản xuấtkhẩu Trung Quốc.