SỐ NƯỚC.
1.1. Quản lý và kiểm tra chất lượng thuỷ sản xuất khẩu ở Thái Lan – Một môhình thành công có thể áp dụng cho các nước đang phát triển. hình thành công có thể áp dụng cho các nước đang phát triển.
Sự tăng trưởng kỳ diệu về xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản của Thái Lan là kết quả của quá trình cố gắng lâu dài. Lý do chính của sự thành công này chính là các nỗ lực được biểu hiện bằng sự liên kết của ngành và chính quyền nhằm mục đích hàng năm nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu. Trong thời gian qua, ngành công nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Thái Lan đã thực hiện được một hướng đi phi thường. Nếu như nói rằng Thái Lan là một trong những nước đầu tiên có ngành công nghiệp đánh bắt cá thì đồng thời cũng có nghĩa Thái Lan là nước sản xuất chính về tôm nuôi, tôm đóng hộp, cá thu đóng hộp và đóng gói. Năm 1992, trị giá xuất khẩu thuỷ sản của Thái Lan đã vượt quá con số kỷ lục 3 tỷ USD. Những hoạt động quản lý và kiểm tra là nhiệm vụ chính của Phân viện Quản lý và kiểm tra chất lượng hàng thuỷ sản của Ban Công nghệ và Phát triển nghề cá (FTDD). Trong khi đó, Vụ quản lý và Kiểm tra chất lượng thuỷ sản (FIQD) có vai trò trung gian là làm chứng bảo đảm về chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu Thái Lan và đem lại lợi ích cho khu vực tư nhân. Thái Lan cũng như các nước khác trong khu vực thì việc quản lý, xác nhận chất lượng cá và các sản phẩm thuỷ sản đã được Bộ Thuỷ sản đưa ra để bắt buộc phải có các biện pháp đồng bộ cho việc kiểm tra chất lượng ngay từ ao nuôi hay đánh bắt ngoài biển cho đến sản phẩm cuối cùng. Thông qua các hoạt động kiểm tra của FIQD, ngành công nghiệp thuỷ sản của Thái Lan đã được các nước nhập khẩu chính thừa nhận FIQD là một tổ chức kiểm tra hợp pháp như các tổ chức của Australia, Nhật Bản, EU, ... Những nước nhập khẩu chính đã có thể tin tưởng vào sự đánh giá của các biện pháp được đưa ra áp dụng bởi những tiêu chuẩn công nghiệp. Kể từ ngày 9/5/1994, EU đã chính thức công
nhận Bộ Thuỷ sản Thái Lan như là một tổ chức “có uy tín cao” có thể xác nhận cho các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. * Chương trình kiểm tra hàng thuỷ sản hiện nay Hiện nay các chương trình về an toàn và kiểm nghiệm chất lượng hàng thuỷ sản làm nhiệm vụ phân tích lại những mẫu tiêu chuẩn của sản phẩm trước khi chúng được đem đi xuất khẩu. Chương trình này được chú trọng giải quyết đối với những chất có vấn đề trong sản phẩm và đối với những sản phẩm đồ hộp chất lượng cao cho tất cả các khâu, từ lúc đánh bắt cho đến bữa ăn của người tiêu dùng. Chương trình kiểm tra của Bộ Thuỷ sản bao gồm việc giám định về chất lượng nước của vùng đánh bắt, về phương pháp đánh bắt và về chất lượng của sản phẩm thô, cũng như việc kiểm tra của tàu đánh cá, những địa điểm tàu giao hàng, những sản phẩm tôm cá nuôi, những cơ sở công nghiệp và các sản phẩm cuối cùng. Mục đích của chương trình quản lý và kiểm tra chất lượng : - Nâng cấp chất lượng sản phẩm sạch và vệ sinh trong khâu sản xuất và trong khâu xuất khẩu. - Đưa ra sự đảm bảo hợp lý cho các sản phẩm thuỷ sản có nguồn gốc từ Thái Lan là những sản phẩm sạch, vệ sinh và có chất lượng tốt phù hợp với những tiêu chuẩn đã đề ra bởi các quy định của các nước nhập khẩu. - Giám sát và xử lý nhanh những sản phẩm mà phát hiện thấy có vấn đề về chất lượng. - Hợp tác với các nhà chức trách của các nước nhập khẩu bằng cách tạo cho họ tin tưởng về chất lượng sản phẩm của Thái Lan và thông qua đó cải tiến hệ thống kiểm tra chất lượng cũng như việc cần thiết giảm bỏ bớt các mẫu kiểm tra cơ bản. * Chính sách về chất lượng Nhận thức được tầm quan trọng về chất lượng và tính an toàn (không độc hại) của cá và các sản phẩm đánh bắt để xuất khẩu từ Thái Lan, Bộ thuỷ sản Thái Lan xác định những chỉ thị nhằm : - Cải thiện chất lượng cá lúc ban đầu bằng các hoạt động nghiên cứu và phát triển áp dụng vào trong khâu quản lý và trong khâu vận chuyển cá. - Bằng một chương trình giám sát thường xuyên, chương trình đưa ra sự đảm bảo hợp lý là những sản phẩm cá đem sử dụng cũng được kiểm tra như những nguyên liệu ban đầu để nhằm tránh bị nhiễm chất độc hoá học, chất ô nhiễm môi trường và chất độc tố khác. - Thực hiện kiểm tra sản phẩm thuỷ sản theo những phương thức phòng ngừa dựa theo một chương trình quản lý chất lượng theo mẫu về sự phân tích những điểm bị hạn chế của sản phẩm trong khâu kiểm
tra. - Chương trình này có quyền xét nghiệm các cơ sở sản xuất chế biến và có quyền xác nhận về chất lượng, về độ an toàn vệ sinh và về tính phù hợp của sản phẩm. - Cung cấp giấy chứng nhận phân tích cho các nhà tiêu thụ trung gian khi chế biến ra những sản phẩm có chất lượng tốt và không nguy hiểm phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu. - Thực hiện và đảm bảo một mức độ cao về chất lượng đối với tất cả các tiêu chuẩn liên quan đến các công việc kiểm tra ở phòng thí nghiệm cũng như trên lãnh thổ. * Quyền hạn và trách nhiệm FIQD nhận trách nhiệm thực hiện các chỉ thị của Bộ Thuỷ sản và nó bao gồm các ban sau : - Ban quản trị - Ban đo lường và kiểm tra- Ban chứng nhận - Các trung tâm kiểm tra hàng thuỷ sản địa phương - Chi nhánh kiểm tra những nơi đánh bắt và những cơ sở chế biến - Chi nhánh đánh giá cảm quan - Chi nhánh phân tích vi sinh vật - Chi nhánh phân tích hoá học. * Kiểm tra những cơ sở công nghiệp chế biến Bộ phận này sẽ tiến hành kiểm tra các cơ sở chế biến công nghiệp từ 2-4 lần theo các năm dựa trên mẫu tiêu chuẩn và chỉ dẫn của các nước nhập khẩu khác nhau. Vấn đề kiểm tra sẽ được các chuyên gia kiểm tra thực hiện từ nguyên liệu ban đầu đến việc sản xuất công nghiệp và về vệ sinh các cơ sở sản xuất này. Trong đội kiểm tra có ít nhất là 3 nhân viên kiểm tra. Việc kiểm tra được căn cứ vào tình trạng bảo quản của cơ sở và các thiết bị, căn cứ vào sự sản xuất của cơ sở, vào vệ sinh của cơ sở và công nhân. Để kiểm tra đạt được kết quả và nhận được giấy chứng nhận hợp vệ sinh của Bộ Y tế thì các cơ sở công nghiệp cần phải đạt được từ tiêu chuẩn C trở lên. Các cơ sở công nghiệp đã được kiểm tra nếu thấy không phù hợp với những tiêu chuẩn quy định thì có từ 1 đến 3 tháng để sửa chữa lại. Ngoài ra Bộ Thuỷ sản cũng đồng thời quan tâm đến việc kiểm tra các cơ sở sản xuất đồ hộp. Công việc này được đảm bảo cho yêu cầu của cơ sở công nghiệp cá đồ hộp. * Kiểm tra trước khi xuất khẩu Việc kiểm tra trước khi xuất khẩu nhằm mục đích chứng nhận những sản phẩm cuối cùng. Nó bao gồm những công việc sau : - Kiểm tra mẫu sản phẩm và kho bảo quản - Thí nghiệm - Trình tự kiểm tra mẫu - Đánh giá giác quan - Đánh giá chất lượng vi sinh vật - Thí nghiệm hoá học
1.2. Sự chuẩn bị cho tương lai của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản xuấtkhẩu Trung Quốc. khẩu Trung Quốc.
Từ khi mở cửa vào năm 1979, trong vòng 20 năm, sản lượng thuỷ sản Trung Quốc đã tăng nhanh, đạt tới 36 triệu tấn, chiếm 30% tổng sản lượng thế giới. Công nghiệp chế biến thuỷ sản đã phát triển mạnh và trở thành một trong những ngành lớn, đóng vai trò quan trọng cung cấp thực phẩm cho thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. * Vấn đề cải tiến công nghệ Ngành chế biến và các cơ sở bảo quản lạnh thuỷ sản đã tiến hành cải tiến công nghệ khá cơ bản. Trong 2 thập niên đã có thêm 60 dây chuyền sản xuất surimi và philê, 70 dây chuyền và 100 thiết bị sấy, 50 thiết bị muối thuỷ sản, đạt mức tăng trên 90% về cơ sở vật chất. Nhiều nhà chế biến thuỷ sản Trung Quốc cho rằng đây là “cuộc đấu tranh để tồn tại, phát triển và chiến thắng bằng chất lượng tốt hơn”. Một số tiêu chuẩn phù hợp và mang tính khoa học về chất lượng và vệ sinh sản phẩm được duy trì, áp dụng quy trình sản xuất tốt (GMP) trong thiết kế nhà máy. Một số công ty liên doanh thực hiện đào tạo HACCP cho giám đốc và người điều hành. * Hình thành các doanh nghiệp đầu rồng Môt số doanh nghiệp chế biến tại các tỉnh ven biển đã được nâng cấp, tăng vốn và cải thiện cơ bản cơ sở thiết bị và đổi mới với các hình thức liên doanh, hợp tác, liên kết, ... Các doanh nghiệp này được gọi là doanh nghiệp “đầu rồng”. Họ tổ chức lại kinh doanh, tăng sản lượng và chú trọng đặc biệt đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Chế biến và bán hàng được coi là một chiến lược tổng hợp. Một vài doanh nghiệp đầu rồng như Kingman ở Quảng Đông, Long Mẹ ở Thượng Hải và Long San ở Giang Tô, … đã hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển kinh tế ở địa phương.* Đa dạng hoá sản phẩm Các cơ sở chế biến đã đa dạng hoá sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu: - Sản phẩm tươi sống thay thế cho sản phẩm muối. - Thay đổi từ gói hàng lớn sang gói hàng nhỏ, từ hàng đông lạnh bloc lớn sang nhỏ, từ sản phẩm đông lạnh bloc sang đông lạnh thanh và đông lạnh rời. Nhiều sản phẩm bổ dưỡng, vệ sinh, tiện dụng, rẻ và ăn liền bắt đầu xuất hiện trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, nhất là hàng đông lạnh đóng gói nhỏ. Các sản phẩm y dược từ thuỷ sản cũng đã xuất hiện. Trung Quốc đã lấy thủy sản nội địa và nhập khẩu làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm
chế biến chất lượng cao chủ yếu dành cho xuất khẩu. Phát triển chế biến theo định hướng xuất khẩu mang lại lợi ích cho ngành chế biến trong nước cũng như thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản phát triển. Những năm gần đây, Trung Quốc đã tập trung chế biến khoảng 15 hạng mục sản phẩm xuất khẩu có trị giá mỗi mặt hàng trên 50 triệu USD gồm : cá chình nướng, rong câu, mực nang và mực ống muối, khô, đông lạnh, tôm thịt, philê cá, cồi điệp đông lạnh, bạch tuộc, cua và cá đông lạnh. * Luật và quy định bảo đảm chất lượng Dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, một mặt Trung Quốc xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh, nguyên tắc kiểm tra và thanh tra, các quy tắc thực hành; mặt khác hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu quả như ISO 9000 và HACCP để các công ty có thể xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Để xây dựng một hệ thống chứng nhận việc giám sát chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, Trung Quốc đã thành lập Cục cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm thuỷ sản và các Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Hai cơ quan này thực hiện việc cấp giấy chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn của sản phẩm. Quốc gia này cũng đã ban hành và xây dựng nhiều luật khác liên quan đến chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm.* Các chiến lược phát triển
Dựa trên tình hình và xu hướng phát triển của ngành thuỷ sản Trung Quốc, 3 chiến lược đã được thông qua nhằm phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản phục vụ cho xuất khẩu: - Quản lý thống kê giá trị và sản lượng xuất khẩu các sản phẩm chế biến. - Tổ chức lại ngành chế biến và cải thiện chất lượng xuất khẩu. - Thiết lập các hệ thống chế biến sản phẩm thuỷ sản hiện đại. Chất lượng và tiêu chuẩn các sản phẩm chế biến của Trung Quốc dự đoán sẽ tương đương với các nước khác trên thế giới trong tương lai không xa, đồng thời phát triển các sản phẩm tươi sống dành cho xuất khẩu.