Những kiến nghị khi kết thúc quá trình đàm phán:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh đối ngoại (Trang 121 - 122)

I. Kiến nghị về mặt vĩ mô đối với nhà nớc:

5. Những kiến nghị khi kết thúc quá trình đàm phán:

Để đạt đợc sự thành công trong đàm phán, doanh nghiệp tham gia đàm phán nên làm theo một số nguyên tắc sau đây:

1) Tránh tranh cãi và luôn tôn trọng chân lý, dám nói thẳng nói thật và tiếp thu ý kiến.

2) Tôn trọng ý kiến của đối tác,tôn trọng ý kiến cá nhân, lắng nghe và phân tích nguyên nhân của những lời phản đối đó.

3) Đồng ý một phần hay tất cả nội dung của lời phản đối từ đối tác. Hãy lựa chọn những phơng pháp vô hiệu hoá ý kiến đối tác một cách hợp lý.

4) Không vội vàng và hấp tấp khi phủ nhận ý kiến của đối tác; phải tìm ra những ẩn ý và ý nghĩa sâu xa của những lời phản đối.

5) Tôn trọng lợi ích của cả hai bên, tôn trọng lợi ích tập thể. Đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, đảm bảo uy tín của tập thể.

6) Đảm bảo bầu không khí vui vẻ khi kết thúc đàm phán. Tiếp tục duy trì các mối quan hệ với đối tác về dài lâu.

7) Sẵn sàng cân nhắc những phơng án lựa chọn của mình và cố gắng đa ra các gợi ý sáng tạo để giải quyết bất kỳ vớng mắc nào. Sẵn sàng nhợng bộ và cố gắng đi đến thoả hiệp trong phạm vi cho phép.

8) Xác nhận: Sau khi đàm phán, phải viết biên bản khẳng định những điểm hai bên đồng ý trong cuộc đàm phán và phải nêu rõ các điểm trọng tâm.

9) Chăm sóc khách hàng, đối tác, luôn có liên lạc với họ để theo dõi chi tiết quá trình thực hiện hợp đồng đã đàm phán, đồng thời tạo điều kiện để có những quan hệ sau này đợc mửo rộng thêm.

Trên đây là những kiến nghị đối với các doanh nghiệp và chính phủ để nhằm giúp thúc đẩy sự thành công cho doanh nghiệp trong kinh doanh đối ngoại. Hy vọng rằng các doanh nghiệp sẽ có đợc một chút có ích đối với khoá luận tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh đối ngoại (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w