CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ DỰ TOÁN 1 Khái quát về cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 28 - 30)

1.3.1. Khái quát về cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán

Khái niệm

Tài chính là phạm trù kinh tế phản ánh các quan hệ phân phối của cải dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế.

Quản lý tài chính là quản lý quá trình hình thành, tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹ tài chính đó nhằm đạt các mục tiêu xác định của các chủ thể trong từng thời kỳ nhất định và trong những điều kiện nhất định.

Cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán là tổng hòa các quy định, quy tắc, biện pháp, công cụ, cách thức quản lý tài chính được pháp quy hóa

(bằng các văn bản pháp quy) do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban

hành áp dụng đối với các đơn vị dự toán.

Cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán tạo ra hành lang pháp lý để các chủ thể quản lý và các đơn vị dự toán bị quản lý tuân thủ trong các hoạt động tài chính.

Đối với các chủ thể quản lý (cấp trên) thì cơ chế quản lý tạo ra các nguyên tắc để giám sát, kiểm tra, thực hiện quản lý đối với các đơn vị dự toán được tốt, quản lý theo nguyên tắc, không tùy tiện, theo khung khổ pháp luật quy định.

Đối với các đơn vị dự toán (đơn vị được quản lý) thì cơ chế quản lý tài chính sẽ tạo ra được hành lang pháp lý để tuân thủ, bao gồm việc tuân thủ các quy trình, trình tự, các bước lập dự toán kinh phí hàng năm; các tiêu chuẩn, định mức khi lập dự toán, phân bổ và sử dụng dự toán, quyết toán ngân sách.

Nội hàm quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán

Nội hàm quản lý tài chính thể hiện ở các nội dung quản lý tài chính. Nội dung cơ chế quản lý chính đối với các đơn vị dự toán bao gồm các hoạt động quản lý quá trình hình thành, phân phối, phân bổ, sử dụng các quỹ tài chính tại các đơn vị dự toán. Trên thực tế, đó là các nội dung quản lý trình tự dự toán và quản lý điều hành dự toán. Cụ thể, các nội hàm quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán được thể hiện ở các nội dung quản lý như sau:

- Quản lý về quy trình, trình tự lập, duyệt dự toán, phân bổ dự toán. - Quản lý về thực hiện dự toán, các định mức, tiêu chuẩn, chế độ tài

chính khi sử dụng dự toán.

- Quản lý về giám sát, kiểm tra, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự toán và điều chỉnh dự toán.

- Quản lý về kế toán và quyết toán dự toán ngân sách đã sử dụng.

Khi nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán, cần thiết phải quan tâm đầy đủ đến các nội dung quản lý tài chính nêu trên.

Nói cách khác, xét theo nội hàm khái niệm quản lý tài chính thì nội dung quản lý tài chính với các đơn vị dự toán bao gồm: (1) Quản lý các hoạt động tạo lập quỹ tài chính tại các đơn vị dự toán thuộc quyền quản lý. Đây chính là hoạt động quản lý quá trình hình thành các nguồn tài chính tại các đơn vị dự toán; (2) Quản lý các hoạt động phân phối, sử dụng các quỹ tài chính tại các đơn vị.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 28 - 30)