hệ giữa các cấp quản lý và các đơn vị dự toán trực thuộc
Vấn đề nổi bật ở đây là quan điểm về phân cấp quản lý tài chính giữa cấp trên và cấp dưới. Đây là một vấn đề phức tạp, không dễ thông suốt và không dễ xử lý trong một sớm một chiều.
Phân cấp quản lý - bản thân nó là một phạm trù tiến bộ. Phân cấp là thực hiện việc cắt giảm “quyền lực” của cấp trên và trao cho cấp dưới nhằm phát huy tính chủ động của cấp dưới. Khi được phân cấp thì cấp dưới sẽ có thực quyền hơn trong các hoạt động của mình, chủ động sáng tạo hơn trong bố trí và sử dụng các nguồn lực để đi đến mục tiêu cuối cùng là sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực thuộc thẩm quyền.
Tuy nhiên, phân cấp quản lý tài chính chỉ phát huy được hiệu quả đích thực và thực sự có ý nghĩa khi phân cấp quản lý trong lĩnh vực nhân sự, bổ nhiệm và quản lý cán bộ được thực hiện song hành. Nói cách khác, phân cấp quản lý tài chính chỉ có ý nghĩa trong phạm vi phân cấp quản lý cán bộ. Phân
cấp quản lý cán bộ được trao đến đâu thì phân cấp quản lý tài chính sẽ có ý nghĩa thực sự đến đó.
Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, hàng hóa công cộng, nếu vẫn còn duy trì các chỉ tiêu kế hoạch được cấp trên giao cho cấp dưới, ví dụ như chỉ tiêu đào tạo đại học, cao đẳng áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng, thì việc phân cấp quản lý tài chính không thể có được hiệu quả tốt; công cuộc đổi mới cơ chế quản lý tài chính còn phụ thuộc rất nhiều vào điều đó. Các trường không thể có tự chủ quản lý tài chính thực thụ khi toàn bộ kế hoạch đào tạo và cơ chế tài chính còn phụ thuộc vào chỉ tiêu đào tạo được giao.
Rõ ràng, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới thể hiện trong các quan hệ và mức độ phân cấp quản lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công về giáo dục, tốt nhất nên từng bước hình thành thị trường cung cấp các dịch vụ này, bỏ cơ chế giao chỉ tiêu đào tạo, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ, hàng hóa công cộng nhằm nângc ao chất lượng, qhr các cơ chế quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng các nguồn tài chính.
Xu hướng cơ bản đã, đang và sẽ diễn ra là xu hướng đổi mới phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công trên cơ sở tăng quyền tự chủ, đi đôi với việc tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Các đơn vị sự nghiệp thuộc tất cả các bộ, ngàn, các địa phương cần được rà soát, sắp xếp, từng bước chuyển đổi sang mô hình hạch toán đầy đủ chi phí, tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản, tự quyết định biên chế và trả lương trên cơ sở kết quả, chất lượng công việc, để về lâu dài, có thể chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp khi hội tụ đủ điều kiện.