Về công tác lập dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 102 - 104)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng chi NSNN

2.5.1. Về công tác lập dự toán

Trong công tác xây dựng dự toán đã đảm bảo đúng các quy định về nguyên tắc, nội dung, biểu mẫu và thời hạn của Luật NSNN quy định; công tác chấp hành dự toán ngân sách đã chủ động phân bổ và điều hành ngân sách bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, và duy trì các hoạt động thường xuyên; công tác quyết toán ngân sách đã đảm bảo các quy trình về lập, thẩm tra và xét duyệt quyết toán, từng bước đưa công tác quyết toán đi vào nề nếp. Tuy nhiên, hiện tại, dự toán của các đơn vị dự toán chủ yếu được lập dựa trên số kiểm tra và kinh nghiệm năm trước và buộc phải làm từ khá sớm, trong quý 2 của năm trước đã phải hoàn thành. Điều đó sẽ dẫn đến việc dự toán không sát với nhu cầu thực tế sẽ diễn ra trong năm kế hoạch (năm dự toán N+1) của đơn vị.

Nhiều trường hợp, do đặc điểm tổ chức bộ máy rộng lớn, nhiều cấp quản lý, thực hiện xây dựng dự toán từ các đơn vị sử dụng ngân sách, thẩm định và

tổng hợp qua các cấp quản lý để tổng hợp lập dự toán của các đơn vị dự toán là công việc hết sức khó khăn để đảm bảo đúng yêu cầu về thời gian và kịp thời cho công tác chỉ đạo của lãnh đạo các cấp; các đơn vị cũng chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác xây dựng dự toán chi ngân sách của đơn vị, chưa lượng hoá được các yếu tố biến động của năm dự toán để lập dự toán.

Đối với lập dự toán cho công tác đầu tư, mua sắm tài sản: việc lập dự

toán phải dựa trên các tiêu chuẩn định mức, các căn cứ để xác định dự toán. Trong khi đó, các quy định về tiêu chuẩn định mức mới chỉ dừng lại ở các loại tài sản đơn giản, trang thiết bị văn phòng, điện thoại và chưa tính tới các trang thiết bị phục vụ nghiệp vụ... Như vậy, về tiêu chuẩn định mức mua sắm tài sản chưa đầy đủ. Thêm nữa, các tiêu chuẩn định mức hiện nay đã có chưa tính tới công dụng tài sản, đặc tính kỹ thuật cơ bản của tài sản, chưa tính tới từng ngành nghề do vậy công tác lập dự toán đối với công tác đầu tư mua sắm tài sản còn bị hạn chế và chưa có cơ sở khoa học.

Đối với lập dự toán cho các khoản chi thanh toán cá nhân: Lập dựa trên

việc lập dự toán trên cơ sở biên chế giao, số biên chế được giao trên cơ sở nhiệm vụ được giao. Việc lập dự toán căn cứ vào biên chế được giao chưa tính đến yếu tố biến động của biên chế, do vậy khi lập dự toán cần phải tính đến yếu tố này. Việc xác định số biên chế giao phải được tính toán trên cơ sở khối lượng công việc thực hiện, để xác định được khối lượng công việc thực hiện được thì cần phải chuẩn hoá các loại công việc, trên cơ sở chuẩn hoá các loại công việc sẽ xác định được số lượng nhân lực để thực hiện công việc đó, làm được như vậy thì mới có cơ sở và thúc đẩy công việc.

Đối với lập dự toán chi hành chính: Gồm các khoản chi dịch vụ công

cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trong nước, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam (phần bố trí trong định mức chi thường xuyên), chi phí thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định... công tác lập dự toán chưa sát với thực tế tại

các đơn vị do định mức chi hành chính được xây dựng và áp dụng hiện tại chưa gắn với từng loại hình đơn vị, ngành nghề.

Đối với lập dự toán chi khác: Hiện tại lập dự toán chi khác tính trên cơ

sở các nội dung chi khác theo mục lục ngân sách, như vậy việc lập dự toán có tính trùng lắp về các khoản chi. Để đảm bảo chi và quản lý nguồn chi đúng mục đích thì từ khâu lập dự toán cần phải thống nhất lại, dự toán “chi khác” ở đây phải là các khoản chi chưa được xây dựng, lập dự toán ở các nội dung nêu trên, như: các khoản dự phòng, phát sinh đột xuất là phù hợp.

Còn tình trạng thiếu đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư XDCB, kế hoạch trang bị tài sản khi lập dự toán hàng năm. Do đó, cần phải nâng cao chất lượng công tác dự toán đảm bảo đúng định hướng và sát thực tế làm căn cứ cho công tác điều hành ngân sách từng lĩnh vực, xây dựng kế hoạch tài chính, đầu tư XDCB và trang bị phương tiện làm việc trên cơ sở phù hợp với các nhiệm vụ, đề án hiện đại hóa từng hệ thống, từng lĩnh vực theo kế hoạch dài hạn 3 - 5 năm công khai hóa kế hoạch đã được duyệt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w